Nhóm giả thuyết 1:
H1: Các yếu tố được thể hiện bằng các biến quan sát: có 11giả thuyết
Chúng ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM (xem chi tiết phần 4.4.1 và 4.4.2, bảng 4,2; bảng 4.3, hình 4.14)để kiểm định các giả thuyết này.
Các mối quan hệ Trọng số hồi quy
chuẩn hóa S.E C.R P-value
Hv1 <--- HV 0.634 0.040 15.75 *** Hv2 <--- HV 0.813 0.029 27.93 ***
78
H1.1: Các yếu tố Kích thích marketing được thể hiện bởi 7 biến quan sát: Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm, Hỗ trợ khám bệnh, Con người, Quy trình và Cơ sở vật chất.
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM yếu tố kích thích marketingthì có 01 biến quan sát: Hỗ trợ khám bệnh (Mr4) không đạt yêu cầu và 06 biến còn lại đạt yêu cầu.
H1.2:Các yếu tố Nhu cầu nội tại được thể hiện bởi 3 biến quan sát: Bản năng, Nhận thức và Linh cảm.
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM yếu tố Nhu cầu nội tại thì có 01 biến quan sát: Linh cảm (Nt3) không đạt yêu cầu và 02 biến còn lại đạt yêu cầu.
H1.3:Các yếu tố Môi trường xã hội được thể hiện bởi 5 biến quan sát: Kinh tế, Công nghệ, Chính trị,Văn hóa vàĐối thủ cạnh tranh.
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha yếu tố Môi trường xã hội thì cả
05 biến quan sát đều không đạt yêu cầu, dẫn đến yếu tố Môi trường xã hội bị loại ra khỏi thang đo.
H1.4:Các yếu tố Môi trường tự nhiên được thể hiện bởi 2 biến quan sát: Vị trí địa lý và Khí hậu, thời tiết
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha yếu tố Môi trường tự nhiên thì cả
02 biến quan sát đều không đạt yêu cầu, dẫn đến yếu tố Môi trường tự nhiên bị loại ra khỏi thang đo.
H1.5:Nhận biết nhu cầu được thể hiện bởi 3 biến quan sát: Hiệu quả chăm sóc sức khỏe, Tình trạng sức khỏe, Tiết kiệm thời gian và kinh phí
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM yếu tố Nhận biết nhu cầu thì cả 03 biến quan sát đều đạt yêu cầu.
H1.6:Các yếu tố Tìm kiếm thông tin được thể hiện bởi 4 biến quan sát: Nguồn thông tin công cộng, Nguồn thông tin thương mại, Nguồn Thông tin cá nhân và Kinh nghiệm bản thân
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM yếu tố Tìm kiếm thông tin thì cả 04 biến quan sát đều đạt yêu cầu.
79
H1.7:Yếu tố Đánh giá các phương án được thể hiện bởi 4 biến quan sát: Đánh giá các phương án, Lựa chọn phương án tối ưu, các tiêu chí cho phương án tối ưu, Xếp thứ tự ưu tiên cho các tiêu chí
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM yếu tố Đánh giá các phương án thì cả 04 biến quan sát đều đạt yêu cầu.
H1.8: Các yếu tố Hoàn cảnh được thể hiện bởi 2 biến quan sát: Thái độ của người thân, bạn bè; Các tình huống bất ngờ
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha yếu tố Hoàn cảnh thì cả 02 biến
quan sát đều không đạt yêu cầu, dẫn đến yếu tố Hoàn cảnh bị loại ra khỏi thang đo.
H1.9: Các yếu tố Đặc điểm cá nhân được thể biện bởi 12 biến quan sát: Tình
trạng hôn nhân, Tuổi tác, Nghề nghiệp, Hoàn cảnh kinh tế, Giới tính, Tính cách, Phong tục tập quán, Tôn giáo, Động cơ, Thái độ, Niềm tin và Địa vị xã hội
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM yếu tố Đặc điểm cá nhân thì có 02 biến quan sát: Giới tính (Cn5) và Địa vị xã hội (Cn12) không đạt yêu cầu và 10 biến còn lại đạt yêu cầu.
H1.0: Yếu tố Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát được thể hiện bởi 4 biến quan sát: Quyết định nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát, Quyết định ngày đi khám, Quyết định buổi đi khám và Quyết định chọn gói kiểm tra sức khỏe tổng quát
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM yếu tố Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quátthì cả 04 biến quan sát đều đạt yêu cầu.
H1.11: Yếu tốHành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát được thể hiện bởi 2 biến quan sát: Hài lòng và Không hài lòng
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM yếu tố Hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quátthì cả 02 biến quan sát đều đạt yêu cầu.
Kết luận phần kiểm định nhóm giả thuyết 1:
Nhóm giả thuyết 1: có 11 giả thuyết cho 11 yếu tố với 48 biến quan sát bao
80
Các yếu tố môi trường tự nhiên, Nhận biết nhu cầu, Tìm kiếm thông tin, Các yếu tố hoàn cảnh, Đánh giá các phương án, Đặc điểm cá nhân, Quyết định chọn nơi kiểm
tra SKTQ và Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ.
Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA, SEM còn lại 8 giả thuyết cho 08 yếu tố với 35 biến quan sátgồm: Các kích thích marketing, Các nhu cầu nội tại, Nhận biết nhu cầu, Tìm kiếm thông tin, Đánh giá các phương án, Đặc điểm cá nhân, Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ và hành vi sau khi kiểm tra SKTQ đạt yêu cầu về thang đo; 03 yếu tố: Các yếu tố môi trường xã hội, các yếu tố môi trường tự nhiên, Các yếu tố hoàn cảnh không đạt yêu cầunên bị loại.
Nhóm giả thuyết 2:
H2: Giữa các biến có mối quan hệ với nhau: Có 15 giả thiết:
Chúng ta sẽ sử dụng kết quả chuẩn hóa bằng ML trong phân tích mô hình
SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) để kiểm định các giả thuyết này.
H2.1: Yếu tố Kích thích marketing có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận biết nhu cầu
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy: Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.76, giá trị
p-value =0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 24.52 >1.96. Do đó giả thuyết H2.1 được công nhận, nghĩa là: Yếu tố kích thích Marketing có tác
động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận biết nhu cầu kiểm tra SKTQ của
khách hàng
H2.2:Yếu tố kích thích marketing có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Tìm kiếm thông tin về nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy: Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.82, giá trị
p-value =0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 25.63 >1.96. Do đó giả thuyết H2.2 được công nhận, nghĩa là: Yếu tố kích thích Marketing có tác
động cùng chiều và trực tiếp đến Tìm kiếm thông tin về nơi kiểm tra SKTQ của khách hàng.
81
H2.3:Yếu tố kích thích marketing có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhu
cầu nội tại của khách hàng
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy: Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.79, giá trị
p-value =0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 37.62 >1.96. Do đó giả thuyết H2.3 được công nhận, nghĩa là: Yếu tố kích thích Marketing có tác
động cùng chiều và trực tiếp đến Nhu cầu nội tạicủa khách hàng.
H2.4:Yếu tố Nhu cầu nội tạicó tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận biết nhu cầu kiểm tra SKTQ của khách hàng
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy: Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.69, giá trị
p-value =0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 25.56 >1.96. Do đó giả thuyết H2.4 được công nhận, nghĩa là: Yếu tố Nhu cầu nội tại có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận biết nhu cầu kiểm tra SKTQ của khách
hàng.
H2.5: Yếu tố Nhu cầu nội tạicó tác động cùng chiều và trực tiếp đến Tìm kiếm thông tin về nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy: Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.55, giá trị
p-value =0.01 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 16.18>1.96. Do đó giả thuyết H2.5 được công nhận, nghĩa là: Yếu tố Nhu cầu nội tại có tác động cùng
chiều và trực tiếp đến Tìm kiếm thông tin về nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
H2.6: Yếu tố Môi trường xã hộicó tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận biết nhu cầu kiểm tra SKTQ của khách hàng
Kết quả kiểm định trong nghiên cứu sơ bộ bằng hệ số Cronbach alpha cho thấy thang đo này không đạt giá trịnên bị loạira khỏithang đo (xem kiểm định và đánh giá thang đo phần 4.4.1). Do vậy giả thuyết H2.6 bị bác bỏ.
82
H2.7:Yếu tốMôi trường tự nhiêncó tác động cùng chiều và trực tiếp đến Nhận biết nhucầu kiểm tra SKTQ của khách hàng
Kết quả kiểm định trong nghiên cứu sơ bộ bằng hệ số Cronbach alpha cho thấy thang đo này không đạt giá trịnên bị loạira khỏithang đo (xem kiểm định và đánh giá thang đo phần 4.4.1). Do vậy giả thuyết H2.7 bị bác bỏ.
H2.8: Yếu tố Nhận biết nhu cầu có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Tìm kiếm thông tin về nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy: Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.85, giá trị
p-value =0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 26.56 >1.96. Do đó giả
thuyết H2.8 được công nhận, nghĩa là: Nhận biết nhu cầucó tác động cùng chiều và trực tiếp đến Tìm kiếm thông tin về nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
H2.9:Yếu tố Tìm kiếm thông tin có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Đánh giá các phương án kiểm tra SKTQ của khách hàng
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy: Trọng số hồi quy chuẩn hóa (SRW) của sự tác động này là 0.74, giá
trị p-value =0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 32.17 >1.96. Do đó giả thuyết H2.9 được công nhận, nghĩa là: Tìm kiếm thông tin có tác động cùng
chiều và trực tiếp đến Đánh giá các phương án kiểm tra SKTQ của khách
hàng.
H2.10:Yếu tố Hoàn cảnh có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Đánh giá các phương ánkiểm tra SKTQ của khách hàng
Kết quả kiểm định trong nghiên cứu sơ bộ bằng hệ số Cronbach alpha cho thấy thang đo này không đạt giá trịnên bị loạira khỏithang đo (xem kiểm định và đánh giá thang đo phần 4.4.1). Do vậy giả thuyết H2.10 bị bác bỏ.
H2.11: Yếu tố Hoàn cảnh có tác động cùng chiều và trực tiếp đến quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
83
cho thấy thang đo này không đạt giá trịnên bị loại ra khỏithang đo (xem kiểm định và đánh giá thang đo phần 4.4.1). Do vậy giả thuyết H2.11 bị bác bỏ.
H2.12: Yếu tố Đánh giá các phương án có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy:
Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.68 giá trị p-value =0.01 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) =17.89 >1.96. Do đó giả thuyết H2.12
được công nhận, nghĩa là: Đánh giá các phương áncó tác động cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khoẻ tổng quát kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng.
H2.13:Giữa Yếu tố quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát và Hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng có mối tương quan cùng chiều và trực tiếp
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy:
Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.78, giá trị p-value =0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 35.45 >1.96. Do đó giả thuyết H2.13
được công nhận, nghĩa là: Giữa Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khoẻ tổng quát và Hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng có mối tương quan cùng chiều và trực tiếp
H2.14:Yếu tố Đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Đánh giá các phương ánkiểm tra SKTQ của khách hàng.
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân
tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy: Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.77, giá trị p-value
=0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) =26.55 >1.96. Do đó giả thuyết H2.14
được công nhận, nghĩa là: Đặc điểm cá nhân tác động cùng chiều và trực tiếp đến Đánh giá các phương ánkiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng.
H2.15:Yếu tố Đặc điểm cá nhân có tác động cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng.
84
Sử dụng kết quả ước lượng mô hình chuẩn hóa bằng ML trong phân tích tích mô hình SEM (hình 4.14. Mô hình chuẩn hóa) và bảng 4.6 cho thấy:
Trọng số hồi quy chuẩn hóa(SRW) của sự tác động này là 0.65, giá trị p-value
=0.001 <0.05, C.R (chỉ số then chốt) = 36.11 >1.96. Do đó giả thuyết H2.15
được công nhận, nghĩa là: Đặc điểm cá nhân tác động cùng chiều và trực tiếp đến Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khoẻ tổng quát kiểm tra sức khỏe tổng quát của khách hàng
Kết luận phần kiểm định nhóm giả thuyết 2:
Nhóm giả thuyết 2: Giữa các biến có mối quan hệ với nhau, có 15 giả thuyết. Ba (03) yếu tố: Môi trường xã hội, Môi trường tự nhiên và Hoàn cảnh bị loại ra khỏi thang đo sau khi kiểm định Cronbach’s alpha nên sự tác động của ba thang đo này không tồn tại. Vì vậy chỉ còn lại 11 giả thuyết sau kiểm định.
Nhóm giả thiết 3:
H3:Các yếu tố liên quanvới nhauthành cấu trúc như sơ đồ thể hiện ở hình 2.8 Sau khi kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, CFA và mô hình SEM, các yếu tố liên quan thành cấu trúc như sơ đồ thể hiệnở hình 4.16.
Nhóm giả thiết 4:
H4: Mô hình kiểm định về mặt toán học là phù hợp với dữ liệu thị trường và đáng tin cậy
Mô hình không chuẩn hóa và mô hình chuẩn hóa sau kiểm định CFA đã được kết luận là phù hợp với dữ liệu thu thập được từ thị trường (xem kiểm định phần 4.4.3.1 và 4.4.3.2). Đồng thời kiểm định mô hình bootstrap cũng đưa ra kết luận: Ước lượng trong mô hình hiệu chỉnh với số mẫu 399đạt yêu cầu về độ tin cậy(xem kiểm định phần 4.4.3.3).Mặt khác sau kiểm định, mô hình cũng được kết luận là đạt giá trị hội tụ, giá trị phân biệt và đạt yêu cầu về độ tin cậy tổng hợp (xem kiểm định phần 4.4.3.4 và 4.4.3.5).
Như vậy chứng tỏ mô hình là phù hợp với dữ liệu thị trường và đạt độ tin
85