Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s alpha)

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ các yếu tố tác ĐỘNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN KHOA CHĂM sóc sức KHỎE THEO yêu cầu –BỆNH VIỆN CHỢ rẫy làm nơi KIỂM TRA sức KHỎE TỔNG QUÁT (Trang 84)

Kiểm định độ tin cậy của thang đo theo từng nhóm nhân tố là bước đầu tiên trong quy trình nghiên cứu sơ bộ. Với số mẫu ban đầu là 120, dựa trên các kết quả kiểm định (xem phụ lục 04 (từ 4.1 đến 4.11), tổng hợp lại chúng ta có kết quả của các giá trị: Cronbach’s alpha; Trung bình thang đo nếu loại biến (Scale Mean if Item

Deleted); Phương sai thang đo nếu loại biến (Scale Variance if Item Deleted); Tương

quan biến-tổng (Corrected Item-Total Correlation); và Cronbach’s Alpha nếu biến này bị loại (Cronbach's Alpha if Item Deleted). Bảng tổng hợp 4.2 sẽ trình bày rõ các kết quả kiểm định này.

Nhân tố Các kích thích marketing có 7 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.760 >0.70, đạt độ tin cậy. Tuy nhiên biến quan sát Mr4 có hệ số tương quan giữa biến và tổng là 0.197nhỏ hơn yêu cầu là 0.30. Xem hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến này cho thấy sẽ tăng lên là 0.807 (xem phụ lục 4.1). Do vậy, Mr4 cần được loại bỏ ra khỏi thang đo. Như vậy,

thang đo nhân tố kích thích marketing sau khi kiểm định cronbach’s alpha còn lại 6 biến quan sát (xem bảng 4.2)

Nhân tố các nhu cầu nội tại có 3 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ

số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.683<0.70, chưa đạt yêu cầu. Quan sát các biến cho thấy, nếu loại biến Nt3 thì hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này sẽ tăng

lên là 0.705. Do vậy, Nt3 cần được loại ra khỏi thang đo nhằm đảm bảo độ tin cậy của

thang đo (xem phụ lục 4.2). Sau khi loại biến này, thang đo này còn lại 2 biến quan sát với hệ số Cronbach’s alpha là 0.705 (xem bảng 4.2)

Nhân tố Nhận biết nhu cầu có 3 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.768 >0.70, đạt độ tin cậy. Tương quan giữa biến và tổng của 3 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu đề ra. Như vậy, thang đo nhân tố Nhận biết nhu cầusau khi kiểm định Cronbach’s alpha vẫn giữ lại 3 biến quan sát (xem phụ lục 4.3 và bảng 4.2)

61

Bảng 4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha Biến

quan sát

Trung bình thang đo

nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến-tổng Cronbach’s alpha Alpha nếu loại biến này

Các kích thích marketing (MR): Alpha = 0.807 Mr1 19.88 10.490 .559 .782 Mr2 20.09 12.027 .424 .808 Mr3 19.42 11.585 .559 .779 Mr5 19.40 11.476 .603 .771 Mr6 19.66 10.799 .685 .751 Mr7 19.66 10.802 .595 .771

Các nhu cầu nội tại (NT) Alpha = 0.705

Nt1 3.70 1.430 .545 .

Nt2 3.66 1.547 .545 .

Nhận biết nhu cầu (NB) Alpha = 0.768

NB1 12.16 5.973 .643 .751

NB2 12.21 6.209 .478 .766

NB3 9.48 7.756 .439 .767

Tìm kiếm thông tin (TT) Alpha = 0.702

Tt1 8.49 7.313 .349 .682

Tt2 10.16 4.973 .557 .551

Tt3 10.21 5.209 .566 .543

Tt4 8.48 6.756 .407 .651

Đặc điểm cá nhân (CN) Alpha = 0.885

Cn1 39.08 52.968 .645 .872 Cn2 37.95 57.962 .562 .877 Cn3 37.93 57.434 .516 .879 Cn4 37.65 59.036 .531 .879 Cn6 38.50 52.393 .790 .862 Cn7 38.71 51.049 .752 .863 Cn8 39.55 53.653 .543 .881 Cn9 38.12 55.459 .755 .867 Cn10 37.96 56.130 .691 .870 Cn11 37.72 59.360 .514 .880 Cn12 38.40 57.067 .427 .887

Đánh giá các phương án (PA) Alpha = 0.735

Pa1 12.70 5.586 .600 .656

Pa2 12.84 4.463 .570 .650

Pa3 13.34 4.645 .455 .734

Pa4 12.81 5.338 .555 .664

Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát (QD) Alpha = 0.857

Qd1 13.49 5.869 .658 .849

Qd2 13.64 4.772 .823 .774

Qd3 13.83 3.779 .773 .801

Qd4 13.69 4.755 .656 .839

Các yếu tố hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát (HV) Alpha = 0.762

Hv1 3.51 1.556 .620 .

62

Nhân tố Môi trường Xã hội có 5 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số

Cronbach’s alpha của thang đo này chỉ đạt giá trị là 0.400<0.70, không đạt yêu cầu. Quan sát các biến cho thấy, không có biến nào giữ lại để Cronbach’s alpha đạt yêu cầu, nên tất cả các biến và thang đo này bị loại (xem phụ lục 4.4)

Nhân tố Môi trường Tự nhiên có 2 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số

Cronbach’s alpha của thang đo này chỉ đạt giá trị là 0.132<0.70, không đạt yêu cầu. Quan sát các biến cho thấy, không có biến nào giữ lại để Cronbach’s alpha đạt yêu cầu, nên tất cả các biến và thang đo này bị loại (xem phụ lục 4.5).

Nhân tố Tìm kiếm thông tin có 4 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số

Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.702 >0.70, đạt độ tin cậy. Tương quan giữa biến và tổng của 4 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu đề ra. Như vậy, thang đo nhân tố Tìm kiếm thông tinsau khi kiểm định Cronbach’s alpha vẫn giữ lại 4 biến quan sát (xem phụ lục 4.6 và bảng 4.2)

Nhân tố Hoàn cảnh có 2 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này chỉ đạt giá trị là 0.665<0.70, không đạt yêu cầu. Quan sát các biến cho thấy, không có biến nào giữ lại để Cronbach’s alpha đạt yêu cầu, nên tất cả các biến và thang đo này bị loại (xem phụ lục 4.7).

Nhân tố Đặc điểm cá nhân có 12 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số

Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.872 >0.70, đạt độtin cậy. Tuy nhiên biến quan sát Cn5 có hệ số tương quan giữa biến và tổng là 0.115 nhỏ hơn yêu cầu là 0.30. Xem

hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến này cho thấy sẽ tăng lên là 0.885 (xem phụ lục phần 4.8). Do vậy, biến quan sát này cần được loại bỏ ra khỏi thang đo.Như vậy, thang đo nhân tố kích thích marketing sau khi kiểm định Cronbach’s alpha còn lại 11 biến

quan sát (xem bảng 4.2).

Nhân tố Đánh giá các phương án có 4 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.735 >0.70, đạt độ tin cậy. Tương quan giữa biến và tổng của 4 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu đề ra. Như vậy, thang đo nhân tố Đánh giá các Phương án sau khi kiểm định Cronbach’s alpha vẫn giữ lại 4 biến quan sát (xem phụ lục 4.9và bảng 4.2)

Nhân tố Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ có 4 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.857 >0.70, đạt độ tin cậy.

63

Tương quan giữa biến và tổng của 4 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu đề ra. Như vậy, thang đo nhân tố Quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ sau khi kiểm định Cronbach’s alpha vẫn giữ lại 4 biến quan sát (xem phụ lục 4.10và bảng 4.2)

Nhân tố Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ có 2 biến quan sát. Kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo này là 0.762 >0.70, đạt độ tin cậy. Tương quan giữa biến và tổng của 2 biến quan sát này đều lớn hơn 0.30, đạt yêu cầu đề ra. Như vậy, thang đo nhân tố Hành vi sau khi kiểm tra SKTQ sau khi kiểm định

Cronbach’s alpha vẫn giữ lại 2biến quan sát (xem phụ lục 4.11và bảng 4.2)

4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Như đã trình bày ở trên, để thực hiện phân tích EFA, nghiên cứu sơ bộ lấy mẫu

là 120, tương ứng với hệ số tải nhân tố > 0.50 nhằm đảm bảo tính ý nghĩa thực tiễn (Anderson & Gerbing, 1988; Hair & ctg, 2010).

Sau kết quả kiểm định bằng hệ số Cronbach’s alpha, từ 11 yếu tố với 48 biến quan sát, 3 yếu tố và 12 biến rác đã bị loại ra khỏi thang đo (xem kết quả bảng 4.2 và các phụ lục từ 4.1 đến 4.11). 8 yếu tố với 36 biến còn lại tiếp tục được đưa vào phân tích EFA nhằm đảm bảo tổng phương sai trích, hệ số tải nhân tố và tính tương thích của tập hợp mẫu.

Trước tiên, ta tiến hành EFA cho từng yếu tố riêng lẻ, sau EFA riêng lẻ cho

từng yếu tố, kết quả cho thấy 36 biến quan sát đều đạt yêu cầu (xem chi tiết tại các phụ lục 4.1, 4.2, 4.3, 4.6, 4.8, 4.9, 4.10 và 4.11), 36 biến quan sát được giữ lại để tiếp tục EFA tổng 36 biến quan sát.

Kết quả phân tích EFA lần 1của tổng 8 yếutố với 36 biến quan sát cho thấy: + Hệ số KMO là 0.882 >0.50 cho biết phân tích nhân tố khám phá là thích

hợp, với kiểm định Bartlett's cho giá trị sig=0.000 <0.05, cho biết kết quả kiểm định có ý nghĩa thống kê;

+ Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân

tố) = 1.038 > 1: nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

+ Tổng phương sai giải thích: Total Variance Explained (Cumulative %)

đạt giá trị 74.17% lớn hơn mức chấp nhận là 50%, đạt yêu cầu. Điều này

chứng tỏ 74.17 % biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 nhân tố mới

64

+ Kết quả phân tích yếu tố bằng phương pháp Pricipal Components

Analysis đi cùng với phép xoay Varimax, cho thấy hầu như các trọng số (hệ số tải nhân tố) của ma trận đều đạt giá trị lớn hơn 0.50, trừ biến quan

sát Cn12 (Địa vị xã hội) nhỏ hơn 0.50 nên tiếp tục bị loại ra khỏi thang đo(xem phụ lục 5.1).

Sau khi loại biến Cn12 ra khỏi thang đo, Kết quả phân tích EFA lần 2 với 35

biến quan sát cho thấy: các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu đề ra:

+ KMO từ0.882 tăng lên là 0.891, với kiểm định Bartlett’s cho giá trị sig =

0.000 <0.05, cho biết kết quả kiểm định có ý nghĩa thống kê

+ Eigenvalues = 1.155 >1;

+ Các trọng số (Hệ số tải nhân tố) của ma trận đều đạt giá trị lớn hơn 0.50,

đạt yêu cầu.

+ Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 72.22 % lớn hơn

mức chấp nhận là 50 %

 Như vậy, sau khi phân tích EFA lần 2: 35 biến quan sát gom thành 8 nhân tố được giữ lại trong nghiên cứu chính thức (xem phụ lục 5.2 và bảng 4.3)

Bảng 4.3: Ma trận các yếu tốtrong kết quả phân tích EFA lần 2

Biến quan sát Yếu tố

1 2 3 4 5 6 7 8 Mr1 .542 Mr2 .589 Mr3 .522 Mr5 .572 Mr6 .551 Mr7 .513 Nt1 .658 Nt2 .734 NB1 .652 NB2 .678 NB3 .578 Tt1 .697 Tt2 .591 Tt3 .606 Tt4 .637 Cn1 .734 Cn2 .630 Cn3 .571

65 Cn4 .651 Cn6 .787 Cn7 .805 Cn8 .620 Cn9 .784 Cn10 .681 Cn11 .579 Pa1 .579 Pa2 .511 Pa3 .765 Pa4 .581 Qd1 .632 Qd2 .727 Qd3 .759 Qd4 .618 Hv1 .762 Hv2 .700 Eigenvalue 1.155 Phương sai trích (%) 72.22% Cronbach’s alpha 0.936 Sig. 0.000 KMO 0.891

Như vậy, sau khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng kiểm định Cronbach’s alpha và EFA đối với từng yếu tố riêng lẻ và tổng thể các yếu tố cho thấy từ 11 yếu tố ban đầu với 48 biến quan sát, 3 yếu tố (môi trường xã hội; môi trường tự nhiên và Hoàn cảnh) với 13 biến quan sát đã bị loại. 8 yếu tố với 35 biến quan sát được giữ lại trong nghiên cứu chính thức và được thể hiện trong bảng 4.4 dưới đây.

Bảng 4.4:Kết quả kiểm định EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ

Các yếu tố (biến tiềm ẩn) thang đoMã hoá Biến quan sát/câu hỏi

Các kích thích marketing (MR) Mr1 Sản phẩm Mr2 Giá cả Mr3 Địa điểm Mr5 Con người Mr6 Quy trình Mr7 Cơ sở vật chất

66

Các yếu tố (biến tiềm ẩn) thang đoMã hoá Biến quan sát/câu hỏi

Các nhu cầu nội tại (NT) Nt1 Bản năng Nt2 Nhận thức Nhận biết nhu cầu (NB)

NB1 Hiệu quả chăm sóc sức khỏe NB2 Tình trạng sức khỏe

NB3 Tiết kiệm thời gian và kinh phí Các yếu tố Tìm kiếm thông tin

(TT)

Tt1 Nguồn thông tin công cộng Tt2 Nguồn thông tin thương mại Tt3 Nguồn Thông tin cá nhân Tt4 Kinh nghiệm bản thân

Đặc điểm cá nhân (CN) Cn1 Tình trạng hôn nhân Cn2 Tuổi tác Cn3 Nghề nghiệp Cn4 Hoàn cảnh kinh tế Cn6 Tính cách Cn7 Phong tục tập quán Cn8 Tôn giáo Cn9 Động cơ Cn10 Thái độ Cn11 Niềm tin

Đánh giá các phương án (PA)

Pa1 Đánh giá các phương án Pa2 Lựa chọn Phương án tốiưu Pa3 Các tiêu chí cho phương án tối ưu Pa4 Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các tiêu chí

Quyết định chọn nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát (QD)

Qd1 Quyết định nơi kiểm tra sức khỏe tổng quát Qd2 Quyết định ngày đi khám

Qd3 Quyết định buổi đi khám Qd4

Quyết định chọn gói kiểm tra sức khỏe tổng quát

Hành vi sau khi kiểm tra sức khỏe tổng quát (HV)

Hv1 Hài lòng Hv2 Không hài lòng

67

4.4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis), mô hình SEM

Sau khi có kết quả kiểm định Cronbach’s alpha, EFA, 8 yếu tố với 35 biến quan sát có giá trịđược giữ lại trong nghiên cứu chính thức. Bảng câu hỏi điều tra được điều chỉnh, cắt bỏ 3 nhân tố với 13 biến (biến rác) không phù hợp, chú thích thêm những nội dung mà khách hàng thấy chưa rõ nghĩa trong Khảo sát sơ bộ và tiếp tục điều tra bổ sung cho đủ số mẫu theo yêu cầu. Trong tháng 05 năm 2015, tiếp tục khảo sát 306

khách hàng, 293 phiếu thu thập được, sau khi loại 8 phiếu không đạt yêu cầu, số phiếu có giá trị là 285 phiếu cộng với 114 phiếu có giá trị, sử dụng nghiên cứu sơ bộ, tổng số

mẫu có giá trị là 399. Sau khi nhập và làm sạch trong phần mềm thống kê SPSS, dữ

liệu được coi là dữ liệu nguồn (resource data) để sử dụng trong kiểm định CFA và mô hình SEM.

4.4.3.1. Phân tích mô hình không chuẩn hoá (Unstandardized model)

Kết quả phân tích CFA thông qua phương pháp hợp lý cực đại (Maximum

Likelihood methods-ML) cho thấy mô hình không chuẩn hoá có ý nghĩa thống kê và phù hợp với dữ liệu thu thập được từ thị trường (xem hình 4.13.Mô hình không chuẩn hóa),cụ thể: mô hình này có 353bậc tự do, giá trị χP

2

P

(chi-square/CMIN)= 1062.53với giá trị p= 0.000 <0.05 nói lên mô hình có ý nghĩa thống kê; Chỉ số chi- bình phương trên bậc tự do (CMIN/df)= 3.01, được chấp nhận (ngưỡng kỳ vọng từ 1 đến 3) và chỉ số RMSEA = 0.033 được chấp nhận vì nhỏ hơn 0.08; các chỉ số khác như: GFI = 0.904 >0.90; TLI = 0.918 >0.90; CFI = 0.924 >0.90; hệ số Cronbach’s alpha = 0.936 >0.70; Tổng phương sai giải thích (Total Variance Explained) = 77.22% lớn hơn mức chấp nhận là 50% (xem hình 4.13; phụ lục 6.1). Do đó có thể kết luận là mô hình không chuẩn hoá là phù hợp với các dữ liệu từ thị trường.

68

Hình 4.13. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ (mô hình không chuẩn hóa)

69

4.4.3.2. Phân tích mô hình chuẩn hoá (Standardized model)

Hình 4.14. Mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ (mô hình chuẩn hóa)

70

hình chuẩn hoá (Standardized model)đạt được các chỉ số như: Mô hình có 353 bậc tự do, giá trị χP

2

P

(chi-square /CMIN) = 914,27 với giá trị p= 0.000 <0.05 nói lên mô hình

có ý nghĩa thống kê;; Chỉ số chi- bình phương trên bậc tự do (CMIN/df)= 2.59, được chấp nhận(ngưỡng kỳvọng từ 1 đến 3) và chỉ số RMSEA = 0.029được chấp nhận vì nhỏ 0.08; các chỉ số khác như: GFI = 0.911 >0.90; TLI = 0.927>0.90; CFI = 0.932 >0.90; hệ số Cronbach’s alpha = 0.936 >0.70; Tổng phương sai giải thích = 77.22% lớn hơn mức chấp nhận là 50% (xem hình 4.14; phụ lục 6.2). Do đó, chúng ta có thể kết luận làmô hình chuẩn hoá phù hợp với dữ liệu thu thập được từ thị trường

So sánh mô hình không chuẩn hóa và mô hình chuẩn hóa

So sánh sự khác biệt giữa mô hình không chuẩn hoá và mô hình chuẩn hoá ở các chỉ tiêu thống kê cơ bản cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình này là rất nhỏ.Cả hai mô hình này đều đạt các giá trị thống kê cơ bản và phù hợp với dữ liệu thu thập được từ thị trường. So với mô hình không chuẩn hoá, các chỉ số cơ bản của mô hình chuẩn hoá có độ phù hợp cao hơn như: chỉ số CMIN/df; GFI; TLI; CFI và RMSEA (xem

bảng 4.5). Do đó mô hình chuẩn hoá được chọn là mô hình chính thức để phân tích trong các bước tiếp theo.

Bảng 4.5. Các chỉ số của mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn nơi kiểm tra SKTQ của khách hàng (mô hình không chuẩn hoá và chuẩn hoá)

Các chỉ số đánh giá Mô hình Không chuẩn hóa

Mô hình Chuẩn hóa Chi-square (CMIN) 1062.53 914.27 df 353 353 Chi-square/df 3.01 2.59

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ các yếu tố tác ĐỘNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN KHOA CHĂM sóc sức KHỎE THEO yêu cầu –BỆNH VIỆN CHỢ rẫy làm nơi KIỂM TRA sức KHỎE TỔNG QUÁT (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)