Đây là một trong các chiến lược được các công ty hàng đầu thế giới rất hay sử dụng. Mỗi sản phẩm mới được nghiên cứu và tung ra thị trường tiêu tốn hàng ngàn USD. Sử dụng chính sách giá cao trước hết giúp công ty dược thu lại được nguồn vốn bỏ ra cho quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm. Chính sách này còn giúp công ty thu được lợi nhuận cao, tạo tâm lý với bác sĩ là thuốc có chất lượng tốt và đặc tính nổi trội. Nhược điểm là sản phẩm chỉ chiếm một thị phần nhất định ở những bệnh nhân có mức sống cao vì vậy số lượng bán hạn chế và nhanh chóng bị các sản phẩm khác “bắt chước” khi hết thời hạn bảo hộ độc quyền. Các sản phẩm bắt chước này có giá thấp hơn nhiều nên chiếm một thị phần không nhỏ, là một thách thức lớn đối với hàng brandname đầu tiên.
Bảng 3.21: Bảng giá một số biệt dược chống ung thư có hoạt chất Capecitabine so với Xeloda tại Việt Nam năm 2011
STT Tên biệt dược Công ty sản xuất
Giá 1 viên nang 500 mg (VNĐ) So sánh với giá Ceclor (%) 1 Capecine Hospira 52.500 78,3
2 Intacape Intas 49.350 73,6
3 Xeloda Roche 66.979 100
Nhận xét: Chính sách giá cao góp phần khẳng định thương hiệu của các công ty dược phẩm hàng đầu trên thị trường. Xeloda khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam định giá rất cao 66.979 đ/viên. Đến nay, giá của sản phẩm vẫn ổn định.
Chiến lược giá cao giữ vai trò quan trọng trong chiến lược marketing-mix của công ty. Các công ty thường kết hợp chiến lược giá cao với chiến lược phát triển sản phẩm mới, định giá cao ngay từ khi xâm nhập thị trường đối với các sản phẩm mới, sản phẩm nổi trội, ít có đối thủ cạnh tranh. Các sản phẩm này thường được phân phối mạnh qua công ty phân phối lớn có uy tín như Zuellig, Diethelm và được thông tin mạnh mẽ qua các buổi hội nghị chuyên ngành, hội thảo, hội nghị khách hàng và bán hàng trực tiếp qua đội ngũ trình dược viên được đào tạo bài bản của công ty.