Quảng cáo

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động marketing một số thuốc điều trị ung thư trên thị trường hà nội giai đoạn 2006 đến 2012 (Trang 58)

Bán buôn, các trung gian phân phối Nhà thuốc bán lẻ Bệnh viện, phòng khám CL ĐẨY: Khuyến mại, ký gửi, kích thích bán hàng TĂNG DOANH SỐ CHIẾN LƯỢC KÉO

Quảng cáo, hội thảo giới thiệu sản phẩm

Quảng cáo là công cụ truyền thông có tính chiến lược được các công ty sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh. Nhằm quản lý các hoạt động thông tin quảng cáo thuốc, tháng 9 năm 2009, Bộ Y Tế đã ban hành nhiều thông tư, nghị định quy định về thông tin, quảng cáo thuốc. Hiện nay, việc thông tin, quảng cáo thuốc phải tuân theo

“Thông tư số 13/2009/TT-BYT ban hành ngày 01 tháng 9 năm 2009 của Bộ Y Tế

hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc” .

Quảng cáo trên sách, báo, tạp chí,...

Không như các thuốc chuyên khoa khác như tim mạch, cơ xương khớp, thận – tiết niệu...có quảng cáo trên các tạp chí y học như Tạp chí Y học thực hành, trên các tạp chí chuyên ngành, thuốc điều trị ung thư lại rất ít được quảng cáo trên các tạp chí, ngay cả trên tạp chí chuyên ngành ung thư như tạp chí ung thư học Việt Nam. Một số ít hãng dược phẩm nước ngoài bậc trung có quảng cáo sản phẩm của mình trên Mims và Vidal.

Các sản phẩm điều trị ung thư của hãng Intas (Ấn Độ) như: Gemcitabine,

Intacape,...được quảng cáo trên MIMS 2010 với thông điệp:

Quảng cáo trên các vật dụng (Gimmick)

Đây là hoạt động quảng cáo thường được áp dụng phổ biến. Không chỉ các hãng nước ngoài áp dụng mà các doanh nghiệp hạng trung và các công ty trong nước cũng thường xuyên quan tâm và đầu tư.

Các loại Gimmick thường gặp nhất là bút bi, sổ, áo mưa, ...Ưu điểm nổi trội của hình thức này là giúp bác sỹ nhớ tới sản phẩm khi kê đơn vì đây đều là các vật dụng gần gũi, bác sỹ thường xuyên sử dụng, hay nhìn thấy.

Trước năm 2009, các công ty dược phẩm lớn của nước ngoài còn có các loại Gimmick có giá trị cao như bút chỉ lazer, cặp đựng laptop, đồ gốm, đồ thủy tinh, đồ pha lê,...Nhưng đến nay, tất cả các đồ Gimmick về thuốc ung thư của các hãng dược phẩm lớn chỉ có bút bi.

Tương tựđối với thông điệp ghi trên đồ Gimmick, trước đây thông điệp của sản phẩm được in trên đồ Gimmick nhằm truyền tải tới các bác sỹ về công năng nổi trội

của sản phẩm, giúp các bác sỹ ghi nhớ thông tin về sản phẩm dễ dàng và tăng cường kê toa cho sản phẩm của công ty. Nhưng đến nay, trên đồ Gimmick của các hãng dược phẩm lớn như Roche, Pfizer, ... chỉ in tên và biểu tượng của công ty, không in tên bất cứ sản phẩm nào.

Tuy vậy, trên thực tế vẫn có những công ty không thực hiện nghiêm ngặt quy định của thông tư 13. Công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm & hóa chất Nam Linh vẫn sử dụng đồ Gimmick các thuốc ung thư là bút và sổ có in tên nhà sản xuất là Hospira và tên của sản phẩm (Capecine, DBL Irinotecan,...).

Hình 3.25: Mt s sn phm Gimmik ca Roche

Quảng cáo trên tờ rơi dành cho cán bộ y tế:

Thuốc ung thư của các hãng lớn thường quảng cáo trên tờ “thông tin dành cho cán bộ y tế” với những thông tin nghiên cứu cập nhật nhằm làm nổi bật hiệu quả của thuốc, ít bị tác dụng ngoại ý so với các thuốc khác đang được sử dụng trong các phác đồđiều trị, từđó đem lại hiệu quảđiều trị cao, tăng uy tín của bác sỹ, và đó là cơ sởđể thuyết phục bác sỹ sử dụng thuốc.

Qung cáo trên internet

Hiện nay, hầu như tất cả các hãng dược phẩm của nước ngoài tại Việt Nam cũng như công ty dược phẩm trong nước đều có trang web riêng. Trang web của các

công ty thể hiện đầy đủ thông tin về công ty, về sản phẩm, các nghiên cứu liên quan đến bệnh học và thuốc điều trị,...

Pfizer là một ví dụ, với trang chủhttp://www.pfizer.com/home/ cập nhật đầy đủ thông tin về các sản phẩm của Pfizer dưới dạng file Word và PDF giúp nhân viên y tế, bệnh nhân và bất kỳ ai muốn tìm hiểu về sản phẩm có được những thông tin chính xác nhất về sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động marketing một số thuốc điều trị ung thư trên thị trường hà nội giai đoạn 2006 đến 2012 (Trang 58)