Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng quản lý ĐNGV của trường THPT Trần Nhân Tông – Hà Nội, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được Bộ GD&ĐT ban hành. Các biện pháp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình thực hiện.
Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá thấu đáo. Kết quả bước đầu, cho thấy các biện pháp được đề xuất là cần thiết và có tính khả thi, phù hợp với các trường trong khu vực thành phố, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại mới. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động quản lý phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng quản lý ĐNGV theo Chuẩn NNGVTH của các cấp QLGD. Vì vậy, cần dựa trên đặc thù của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục mà tìm ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi để quản lý ĐNGV theo hướng Chuẩn hóa đạt hiệu quả cao nhất nhằm huy động mọi khả năng, trí tuệ của từng giáo viên, phát huy được năng lực sở trường vốn có, bổ sung những phần thiếu hụt của mỗi cá nhân, tạo động lực để họ cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục.
Luận văn đã tập trung trình bày những cơ sở lý luận chung về quản lý, quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng Chuấn hóa. Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của trường THPT, đội ngũ giáo viên THPT,…Quản lý đội ngũ giáo viên gắn với Chuẩn nghề nghiệp thực chất là hiện thực hoá các nội dung và yêu cầu đối với mỗi giáo viên đang công tác tại các trường THPT.
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động quản lý đội ngũ giáo viên THPT theo hướng Chuẩn hóa nghề nghiệp tại trường Trần Nhân Tông – Hà Nội, tác giả nhận thấy: CBQL và giáo viên THPT đều có quan niệm thống nhất về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc quản lý giáo viên THPT theo hướng Chuẩn hóa nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của cấp học. Các ý kiến qua khảo sát cũng thống nhất về phương thức quản lý, nội dung quản lý.
Đánh giá về quản lý ĐNGV theo hướng Chuẩn hóa của các cấp QLGD Sở GD & ĐT và trường THPT Trần Nhân Tông – Hà Nội, phải khẳng định rằng bước đầu đã khoa học và có hiệu quả . Tuy nhiên so với những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp được quy định tại Chuẩn nghề nghiệp, vẫn cần phải đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng ĐNGV tại trường. Các biện pháp quản lý ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp đã thực hiện song có lúc chưa thật phù hợp. Có những nội dung
quản lý chưa thiết thực, có những hình thức quản lý chưa thật hợp lý, thời lượng, kinh phí dành cho hoạt động quản lý chưa thoả đáng....Việc tìm kiếm biện pháp quản lý ĐNGV là vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố trong giai đoạn mới
Với cơ sở lí luận và thực tiễn đã nghiên cứu trong chương 3, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lí để chuẩn hóa nghề nghiệp cho ĐNGV trường THPT Trần Nhân Tông; đó là các biện pháp:
1- Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp.
2- Tổ chức cho đội ngũ giáo viên thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
3- Tổ chức triển khai thực hiện các công việc để đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. 4- Tổ chức đánh giá ĐNGV của trường theo bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
5- Đăng ký đánh giá ngoài ĐNGV.
Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên THPT trường Trần Nhân Tông – Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa NNGVTH mà tác giả đưa ra nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT và thực hiện các mục tiêu giáo dục của thành phố trong giai đoạn mới. Các biện pháp này đã được khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi thông qua việc hỏi ý kiến của các nhà lãnh đạo, nhà quản lý giáo dục bằng phiếu hỏi. Kết quả khẳng định là cần thiết và khả thi.
2. Khuyến nghị
2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng Chuẩn đào tạo giáo viên đối với các trường Sư phạm trên cơ sở Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nhằm nâng cao năng lực và khả năng đáp ứng ngay các yêu cầu thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên mới ra trường.
Hoàn thiện các chính sách về lương và chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho công tác quản lý ĐNGV nói chung và ĐNGV THPT nói riêng.
2.2. Với UBND Thành phố Hà Nội
Quan tâm xây dựng các chính sách thu hút đãi ngộ với các giáo viên có năng lực, trình độ cao.
Tăng cường đầu tư tạo điều kiện về cơ sở vật chất để nhà trường duy trì vị trí tóp đầu toàn thành phố.
2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội
Thành lập Ban chỉ đạo cấp ngành tỉnh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về công tác tham mưu, chỉ đạo trực tiếp và theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện công tác xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cũng như Chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở các cấp học khác.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:
- Đối với cán bộ quản lý: tăng cường năng lực quản lý, đặc biệt là việc đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp, lấy đó làm cơ sở giúp giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy khả năng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đối với giáo viên: thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo viên, tập huấn về đổi mới phương pháp, sử dụng phương tiện dạy học giúp họ nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm.
Tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục và hoạt động sư phạm của nhà giáo. Bám sát các nội dung, tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học để thanh tra, dưới các hình thức: thanh tra định kỳ hoặc thanh tra đột xuất.
Thường xuyên tổ chức các Hội thảo, Hội thi giáo viên dạy giỏi nhằm khuyến khích và trao đổi thường xuyên, sâu rộng các vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục để giáo viên được mài dũa và nâng cao tay nghề.
Hàng năm, tổ chức hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm về tình hình và kết quả thực hiện xây dựng đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, nhất là đi sâu nghiên cứu, chỉ đạo các trường vận dụng bộ chuẩn cho sát với tiêu chuẩn, tiêu chí đã quy định, tránh đánh giá theo cảm tính (định kiến),
hữu khuynh (quá rộng) hoặc tả khuynh (quá chặt).
2.4. Đối với trường THPT Trần Nhân Tông
Triển khai nghiêm túc thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT, công văn số 660/BGDĐT – NGCBQLGD để đánh giá, phân loại chính xác ĐNGV.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý ĐNGV theo hướng Chuẩn hóa một cách sâu sát, cụ thể, có sự tham gia thực hiện đồng bộ của tập thể sư phạm nhà trường.
Tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, đẩy mạnh phong trào thi đua, làm tốt công tác tuyên dương, khen thưởng kịp thời bằng vật chất và tinh thần nhằm khuyến khích đội ngũ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn Thành phố để làm tăng thêm nguồn tài lực hỗ trợ cho các hoạt động của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo(1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường Cán bộ
Quản lý giáo dục Trung ương 1.
2. Đặng Quốc Bảo(2009), Quản lý nhà trường.Tập bài giảng các lớp Cao học
chuyên ngành QLGD
3. Ban bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 40-CT/TW Về việc xây dựng nâng cao
chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Hà Nội 2004
4. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Điều lệ trường Trung học phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà
Nội, 2011
5. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2014 - 2015.
Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2014.
6. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tài liệu tập huấn “Thử nghiệm sáng kiến về quản lý trường
trung học phổ thông trong những điều kiện khó khăn”, Hà Nội, 2007.
7. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Tài liệu triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung
học, Nxb Đại học Sư phạm, 2010.
8. Bộ Giáo dục- Đào tạo, Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo
viên. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007
9. Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012.
10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản
lý. Tập bài giảng các lớp Cao học chuyên ngành QLGD.
11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý.
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng
Hậu (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục. Tài liệu tham khảo. 13. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào
tạo. Tập bài giảng lớp cao học chuyên ngành QLGD, Hà Nội.
14. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chiến lược phát triển
15. Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001của Thủ Tướng Chính phủ, về việc
đổi mới chương trình GD phổ thông.
16. Vũ Cao Đàm (2009), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb
Giáo dục.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X.
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực
theo ISO & TQM. Nxb Giáo dục, Hà Nội
20. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ
phát triển xã hội - kinh tế. Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
21. Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
22. Đặng Xuân Hải, Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Tập
bài giảng các lớp chuyên ngành Quản lý giáo dục, 2008.
23. Đặng Xuân Hải (2009), Quản lý sự thay đổi. Tập bài giảng lớp Cao học chuyên
ngành Quản lý giáo dục.
24. Nguyễn Trọng Hậu, Đại cương khoa học quản lý giáo dục. Tài liệu giảng dạy
Cao học QLGD, trường ĐHGD – Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2009.
25. H.Koontz, C.Odonnell, H.Weirich (1998), Những vấn đề cốt yếu của quản lý.
Nxb Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
26. Hướng dẫn áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào đánh giá giáo viên, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011
26. Đặng Thành Hưng, Quan niệm về chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục. Kỷ yếu
hội thảo Viện chiến lược 27/01/2005.
27. Trần Kiểm (2009), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb
Đại học Sư phạm Hà Nội
28. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Đức Chính, Chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục
- Những vấn đề lí luận và thực tiễn. Tham luận Hội thảo “Chuẩn và Chuẩn
29. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Trọng Hậu, Lý luận quản lý và quản lý giáo
dục. Tập bài giảng các lớp Cao học chuyên ngành QLGD, 2009.
30. Hồ Viết Lương (2005), Chuẩn quốc gia về giáo dục phổ thông - thách thức lớn
trong lí luận chương trình dạy học của giáo dục hiện đại. Kỷ yếu Hội thảo
chuẩn và chuẩn hoá trong giáo dục.
31. Luật giáo dục (2005), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
32. Nguyễn Ngọc Quang(1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý. Học
viện quản lý giáo dục Hà Nội.
33. Trường THPT Trần Nhân Tông, Báo cáo tổng kết của trường THPT Trần
Nhân Tông – Hà Nội qua các năm 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012 – 2013.
34. Viện khoa học giáo dục- Vụ trung học phổ thông, Những vấn đề về chiến
lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH- HĐH. Nxb Giáo dục, Hà Nội
1998.
35. UBND Thành phố Hà Nội, báo cáo tổng kết các năm học 2010 - 2011; 2011 - 2012; 2012 - 2013
PHỤ LỤC Phụ lục 1
(Tác giả luận văn đã xây dựng)
HỆ THAM CHIẾU CÁC TIÊU CHUẨN, TIÊU CHÍ
TIÊU
CHUẨN TIÊU CHÍ CÔNG VIỆC CẦN LÀM SẢM PHẨM YÊU CẦU
NGƯỜI THỰC HIỆN T/C 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị
- Nghiên cứu nội dung, đường lối của Đảng và Nhà nước
- Xác định nội dung, đường lối của Đảng và Nhà nước đã hoặc chưa thực hiện
- Xây dựng kế hoạch thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ công dân
- Những yêu cầu về nội dung, đường lối công dân phải thực hiện
- Bảng tóm tắt nội dung, đường lối của Đảng và Nhà nước đã hoặc chưa thực hiện
- Bản kế hoạch thực hiện nội dung, đường lối của Đảng và Nhà nước
- Nội dung, đường lối của Đảng và Nhà nước được trích dẫn đầy đủ, chi tiết để công dân thực hiện
- Bảng thống kê đầy đủ của công dân về nghĩa vụ đã thực hiện và chưa thực hiện để rút kinh nghiệm và sửa chữa
Giáo viên
Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp
- Nghiên cứu luật giáo dục, quy chế ngành
- Bảng nội dung, quy chế đã được ban hành và sửa
- Tổng hợp nội dung, quy chế ngành yêu cầu
- Xác định những nội dung, yêu cầu cần chấp hành
- Xây dựng kế hoạch để chấp hành
đổi
- Những nội dung, quy chế ngành yêu cầu thực hiện - Bản kế hoạch thực hiện nội dung, quy chế đó
ở nức độ khác nhau - Bản đánh giá thực hiện nội dung, yêu cầu ở các mức độ đặt ra
Tiêu chí 3: Ứng xử với học sinh
- Tìm hiểu đối tượng học sinh. Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, khẳ năng, sở thích…
- Xây dựng kế hoạch làm công tác giáo dục và các hoạt động khác
- Danh sách học sinh với các thông tin cần thiết: Họ tên, ngày sinh, đặc trưng về tâm lý, khả năng học tập… - Bảng kế hoạch làm công tác giáo dục và các hoạt động khác - Bản nhận xét, đánh giá đầy đủ, tuyệt đối công bằng cho từng đối tượng học sinh Giáo viên Tiêu chí 4: Ứng xử với đồng nghiệp - Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản về đồng nghiệp: hoàn cảnh, năng lực, đặc điểm tâm lý… - Xác định những điểm - Danh sách các đồng nghiệp với đầy đủ các thông tin cần thiết
- Bảng liệt kê đầy đủ, chi tiết các thông tin đã được
- Bản nhận xét, đánh giá các thông tin đã thực hiện được và chưa thực hiện được để rút kinh nghiệm và sửa chữa
mạnh và yếu của từng đồng nghiệp
- Xây dựng kế hoạch phối hợp, cộng tác với từng đồng nghiệp phân loại - Bản kế hoạch đã được xây dựng để phối hợp, cộng tác với từng đồng nghiệp - Bản đánh giá có chất lượng trong việc phối hợp, cộng tác với từng đồng nghiệp giúp xây dựng tập thể sư phạm