Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý ĐNGV theo hướng Chuẩn hóa tại trường THPT Trần Nhân Tông, tác giả nhận thấy: CBQL và ĐNGV đều có quan niệm thống nhất về sự cần thiết và tầm quan trọng của việc quản lý ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của cấp học. Các ý kiến qua khảo sát cũng thống nhất về phương thức quản lý, nội dung quản lý.
Sở GD & ĐT Hà Nội đã quan tâm đến việc quản lý đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho ĐNGV trường. Việc quản lý ĐNGV đã được đưa vào kế hoạch hoạt động của các cấp QLGD, Sở GD & ĐT Hà Nội đã có những biện pháp cụ thể nhằm từng bước chuẩn hoá, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV trường. Hình thức quản lý cũng rất đa dạng, nội dung quản lý theo chuyên đề đáp ứng nhu cầu của giáo viên và theo định hướng chỉ đạo của cấp trên, quản lý theo nhiều hình thức khác nhau, nhiều cách khác nhau.
Đánh giá về quản lý ĐNGV của trường THPT Trần Nhân Tông, phải khẳng định rằng bước đầu đã khoa học và có hiệu quả . Tuy nhiên so với những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp được quy định tại Chuẩn nghề nghiệp, vẫn cần phải đổi mới công tác quản lý để nâng cao chất lượng giáo viên. Các biện pháp quản lý ĐNGV trung học phô thông theo Chuẩn nghề nghiệp đã thực hiện song có lúc chưa thật phù hợp. Có những nội dung quản lý chưa thiết thực, có những hình thức quản lý chưa thật hợp lý, thời lượng, kinh phí dành cho hoạt động quản lý chưa thoả đáng....Việc tìm kiếm biện pháp quản lý ĐNGV THPT theo Chuẩn NNGV là vấn đề cấp thiết.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN NHÂN TÔNG – HÀ NỘI THEO HƯỚNG CHUẨN HÓA 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Tính cần thiết
Chuẩn hóa nghề nghiệp giáo viên trung học là xây dựng và phát triển được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và năng lực sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.
Vì vậy, bản thân người giáo viên và cán bộ quản lý phải căn cứ vào các tiêu chuẩn, tiêu chí để xem xét những gì giáo viên phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì giáo viên có thể thực hiện được, trên cơ sở đó khuyến cáo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Đồng thời, người cán bộ quản lý xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho giáo viên theo chuẩn đã quy định.
3.1.2. Tính khả thi
Quản lý ĐNGV phụ thuộc vào nhiều yếu tố phân cấp QLGD và quản lý đội ngũ; điều kiện CSVC trang thiết bị phục vụ công tác quản lý và hoạt động dạy học; điều kiện hoàn cảnh riêng của từng đối tượng cụ thể; chế độ chính sách và đãi ngộ cho đội ngũ. Việc đề xuất các biện pháp quản lý giáo viên theo hướng Chuẩn hóa nghề nghiệp phải đảm bảo tính khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và có khả năng thực hiện được. Tránh đề xuất những biện pháp đúng nhưng không phù hợp với nhà trường, không thực hiện được.
3.1.3. Tính hiệu quả
Các giải pháp quản lý ĐNGVTH theo hướng Chuẩn hóa phải tạo được hiệu quả nhanh. Các giải pháp phải xác định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý: Từng công việc thuộc thẩm quyền của ai? Ai chịu trách nhiệm ra quyết định? Cấp nào thực thi và thực thi
như thế nào? Kiểm tra như thế nào và nhằm mục đích gì? Cuối cùng phải dẫn đến hiệu quả của việc quản lý, nhằm đáp ứng cho yêu cầu đổi mới giáo dục.
3.1.4. Tính đồng bộ
Khi lựa chọn các giải pháp, chúng ta phải nhắc đến tính đồng bộ của các giải pháp. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, vấn đề đặt ra là phải nâng cao nhận thức; phát triển số lượng và loại hình giáo viên; không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng chuẩn hóa về trình độ đào tạo và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học; công tác kiểm tra đánh giá cũng được đổi mới. Các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ nhằm hướng đến mục tiêu đồng bộ hóa đội ngũ giáo viên.
3.1.5. Tính kế thừa
Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở có xem xét, kế thừa những thành tựu đã đạt được trong thực tiễn (kể cả những thành tựu từ các cuộc cải cách trước đây); một số giải pháp có được trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, hệ thống lý luận chung của đề tài và những ý tưởng sáng tạo của các trường ở các địa phương đang áp dụng. Đồng thời nguyên tắc này cũng kế thừa những nghiên cứu đã có về quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn.
3.2. Một số biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học phổ thông Trần Nhân Tông - Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa Nhân Tông - Hà Nội theo hướng Chuẩn hóa
Trên cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên và thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn hóa, cùng với những yêu cầu, nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp như sau:
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của mọi cán bộ giáo viên về chủ trương: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa là những biện pháp chiến lược
nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn hóa về mọi mặt là điều kiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc vận dụng Chuẩn nghề nghiệp trong quản lý là bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên của nhà trường.
Giúp cho giáo viên trong nhà trường nhận thức được việc xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Qua đánh giá mỗi giáo viên nhìn nhận được phẩm chất và năng lực cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Đây cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về ý nghĩa việc tự đánh giá và được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22/9/2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT từ đó làm rõ mục đích, vai trò, tầm quan trọng của quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn hóa đối với chiến lược phát triển nhà trường. Phải làm cho mỗi giáo viên tự giác vận dụng Chuẩn để tự đánh giá, làm cho tập thể tổ chuyên môn thực sự quán triệt mục đích của Chuẩn và các yêu cầu cần làm trong hệ tham chiếu các tiêu chuẩn, tiêu chí. Tránh qua loa, đại khái, dĩ hòa vi quý, chỉ nhằm vào cho điểm, xếp loại thì Chuẩn mới thực sự có tác động đến trình độ nghề nghiệp của giáo viên.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch tổ chức lao động khoa học trong công tác quản lý, trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, trong các tổ chức đoàn thể của nhà trường và tạo mối liên kết giữa các cá nhận, tổ chức, các bộ phận dựa trên nguyên tắc khoa học, dân chủ và đoàn kết. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường, tiếp nhận thông tin phản hồi có điều chỉnh kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc, tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức đối với việc thực hiện sứ mệnh chính trị của nhà trường.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Xây dựng các văn bản pháp quy chi tiết; nêu rõ các lịch triển khai, phân công người thực hiện, trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, của từng bộ phận, tổ (nhóm) chuyên môn và đoàn thể.
Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức dân chủ xây dựng kế hoạch nhà trường, với cam kết thi đua giữa người đại diện cho nhà trường (hiệu trưởng) và đại diện cho người lao động (chủ tịch công đoàn cơ sở), tạo đồng thuận cao giữa cán bộ quản lý với giáo viên trong việc triển khai các nhiệm vụ năm học
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nghề nghiệp giáo viên
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Việc hướng dẫn rõ ràng cụ thể về Chuẩn nghề nghiệp đối với GV có ý nghĩa quan trọng. Nắm vững về Chuẩn sẽ giúp cho GV tự đánh giá về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình một cách cụ thể, chính xác, giúp mọi cán bộ, GV nhà trường nhận thức đầy đủ về Chuẩn nghề nghiệp GVTH, có ý thức rèn luyện
theo Chuẩn.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Tập hợp đủ các tài liệu gồm Chuẩn nghề nghiệp GVTH (phải đủ mỗi giáo viên có 1 bản để nghiên cứu và học tập); Hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn; Phiếu ghi điểm GV tự đánh giá chấm điểm xếp loại, tổ chuyên môn đánh giá và hiệu trưởng đánh giá (mỗi GV 1 bản); Phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ chuyên môn và xếp loại GV của Hiệu trưởng (1 bản ), các chỉ báo mức độ của từng tiêu chí ( mỗi GV 1 bản). Các tài liệu trên cán bộ “nòng cốt” phải tự nghiên cứu kỹ trước khi triển khai.
Giúp cho GV hiểu được trong Chuẩn nghề nghiệp GVTH thì các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống được trình bày trên 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí lại được thể hiện 4 yêu cầu… Các tiêu chí được thể hiện cụ thể kèm theo nội dung chứa đựng những dấu hiệu cơ bản phản ánh yêu cầu của tiêu chí đó.
Để xác định mức đạt được của tiêu chí theo các dấu hiệu mô tả mức (các chỉ báo của từng tiêu chí) cần phải dựa vào số liệu (các minh chứng ) từ các hoạt động trong năm học của GV làm căn cứ để đánh giá. Từng lĩnh vực trong Chuẩn được Ban giám hiệu nghiên cứu, phân chia vào các hoạt động trong năm học, ghi chép cẩn thận kết quả hoạt động của từng giáo viên, tổng hợp lại làm căn cứ đánh giá cuối năm. Tuỳ theo từng tiêu chuẩn mà có các căn cứ nhất định.
Như vậy, để tổ chức thảo luận thành công việc phân công cụ thể cá nhân (giáo viên, lãnh đạo) và tổ chức (nhóm, tổ chuyên môn, giám hiệu, đoàn thể…) chịu trách nhiệm thực hiện rất quan trọng. Thời gian triển khai công việc cần rõ ràng, từ thời gian bắt đầu thực hiện đến thời gian kết thúc, đảm bảo tính dân chủ và tính pháp lý. Nó phải là một công trình phát huy tốt trí tuệ, tâm huyết và sự đồng thuận của Hội đồng sư phạm khi mọi thành viên đều được tham gia thảo luận.
3.2.2.3. Cách thức triển khai biện pháp
Tổ chức cho cán bộ, GV và nhân viên trong toàn trường học tập nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp GVTH và hướng dẫn rõ ràng cụ thể cách đánh giá GV theo chuẩn về Chuẩn nghề nghiệp bằng nhiều hình thức như; phô tô tài liệu về chuẩn nghề nghiệp cho GV tự nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn giới thiệu về chuẩn nghề nghiệp, tổ chức thảo luận về chuẩn nghề nghiệp ở tổ chuyên môn, khối lớp...giúp cho cán bộ, GV: Hiểu được bản chất của chuẩn; biết được quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp theo 3 bước: giúp giáo viên hiểu được tác dụng của chuẩn và xác định được mục tiêu để học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để phát
triển theo chuẩn và xây dựng kế hoạch để phấn đấu theo chuẩn cho chính bản thân.
Cán bộ quản lý nhà trường hướng dẫn giáo viên căn cứ vào các yêu cầu của hệ tham chiếu trong từng tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ Chuẩn nghề nghiệp để đối chiếu, liên hệ với bản thân và tự đánh giá, xếp loại; yêu cầu mỗi giáo viên xác định cho mình một kế hoạch phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện được biện pháp này có hiệu quả cần phải có đầy đủ tài liệu để giáo viên nghiên cứu, thảo luận.
Nhà quản lý phải nghiên cứu kỹ các văn bản, tổ chức thảo luận cụ thể, có lộ trình cho từng giai đoạn, từng đối tượng để ĐNGV phát huy được phẩm chất và năng lực chuyên môn, qua đó đúc rút nhưng ý kiến có sự thống nhất cao. Các ý kiến cao về các nội dung sẽ được triển khai thực hiện.
3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức triển khai thực hiện các công việc để đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên nghề nghiệp giáo viên
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Tổ chức thực hiện đưa Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học vào công tác quản lý đội ngũ giáo viên THPT Trần Nhân Tông là quá trình thực hiện phân công, phân nhiệm trong quá trình triển khai các nội dung kế hoạch nêu trên; đồng thời triển khai các hoạt động của trường sao cho phù hợp nhất để quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Nếu biện pháp 2 hướng trọng tâm vào việc nghiên cứu, thảo luận, đúc rút để ĐNGV thực hiện thì ở biện pháp thứ 3 này chính là quy trình “hiện thực hoá kế hoạch”.
Triển khai thực hiện Chuẩn hoá giáo viên thực chất là công việc tạo cơ chế, đưa ra yêu cầu cho mỗi giáo viên xác định mức độ đang có của mình với các tiêu chuẩn, tiêu chí mà các cấp quản lý đã đề ra và đưa các tiêu chí đó vào kế hoạch phấn đấu thường xuyên cho bản thân trong sự giúp đỡ, cộng tác với đồng nghiệp và hỗ trợ của người quản lí của nhà trường.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Muốn làm được điều đó người cán bộ quản lý (Hiệu trưởng) cần dựa vào bộ máy quản lý và sự sắp xếp đội ngũ giáo viên hiện có của nhà trường và có thể điều chỉnh nếu cần thiết, sao cho phù hợp nhất để: khai thác, huy động và chuẩn bị tốt các nguồn lực khác cho hoạt động giáo dục của nhà trường; phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tạo sự thông thoáng và hiệu quả trong các hoạt động; triển khai các hoạt động giáo dục theo đúng kế hoạch của nhà trường trên cơ sở
thực hiện tốt các mục tiêu ưu tiên và tổ chức một cách khoa học hợp lý; có đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. Cụ thể:
Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt cuối tuần, họp phụ huynh học sinh theo định kỳ...Đặc biệt các buổi hội thảo về nâng cao năng lực xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh,…
Tổ chức hội thảo về phương pháp chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp như văn nghệ, thể dục thể thao, thi hát, múa,... Giúp các đồng chí giáo viên mới về công tác có điều kiện sớm nắm được nhu cầu và đặc điểm học sinh chậm tiến bộ. Tạo mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên với học sinh và với địa phương nơi trường được xây dựng.
Duy trì và tổ chức tốt các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo định kỳ 1 tuần 1 lần và có thể tổ chức sinh hoạt chuyên đề nếu cần thiết. Trong các buổi sinh hoạt đó tập trung bàn bạc thống nhất các vấn đề công tác chuyên môn nhất là việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khuyến khích giáo viên đăng ký những giáo án chất lượng cao, những giờ dạy khó để thảo luận ở tổ nhóm chuyên môn.
Thường xuyên tổ chức các đợt hội giảng, hội thảo chào mừng các ngày lễ lớn