Thực trạng tổ chức cho ĐNGV triển khai thực hiện các công việc để đạt

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 63)

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

2.2.3.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên

Đại bộ phận giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông tự giác, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; gương mẫu tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân.

Các nhà giáo tích cực tham gia các cuộc vận động lớn trong ngành, như cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Hai không”; hay “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…

Ứng xử với học sinh:

Phần lớn giáo viên trong trường đều chân thành, cởi mở, đối xử công bằng với học sinh, chủ động tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập, rèn luyện.

Quan tâm giúp đỡ, tạo mối quan hệ than thiện giữa thầy và trò, không thành kiến, thiên vị, không có hành vi xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh.

Ứng xử với đồng nghiệp:

Đại bộ phận giáo viên chủ động phối hợp với đồng nghiệp, sẵn sang hợp tác, cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; cùng với đồng nghiệp cải tiến lề lối làm việc góp phần xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh.

Chủ động hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh, tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục; biết chấp nhận sự khác biệt của đồng nghiệp, góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt.

Lối sống, tác phong:

Phần lớn GV tự giác, gương mẫu thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục, có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Đội ngũ giáo viên của trường có lối sống giản dị, gần gũi với đồng nghiệp, với học sinh, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và trong cuộc sống. Thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự coi trọng tinh thần hợp tác với đồng nghiệp; ứng xử sư phạm chưa thật phù hợp nên ảnh hưởng đến công việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Trước khó khăn cuộc sống, một số giáo viên trẻ, mới vào ngành tâm lý không ổn định, chưa thấy được niềm vui trong công việc…

Đánh giá về tiêu chuẩn 1: loại xuất sắc đạt 96.8%; loại khá đạt 3.2% số giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông.

2.2.3.2. Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Nhiều giáo viên có phương pháp dạy học, giáo dục sáng tạo; phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, Hội cha mẹ học sinh để thường xuyên thu thập thông tin về học sinh phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục.

Đại bộ phận giáo viên thực hiện nghiêm túc việc tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh và hoàn cảnh gia đình của học sinh qua việc kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ và thực tiễn học tập, rèn luyện của học sinh

Tìm hiểu môi trường giáo dục

Phần lớn giáo viên biết thâm nhập thực tế, tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nơi trường đóng (qua tiếp xúc với cán bộ chính quyền, đoàn thể và cha mẹ học sinh...).

Có 99.2% giáo viên biết vận dụng các phương pháp điều tra để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhà trường, gia đình cộng đồng và các phương tiện truyền thông đến việc học tập và rèn luyện đạo đức học sinh.

Có 100% giáo viên nắm được điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của từng môn học trong nhà trường, đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học môn học và giáo dục.

Đánh giá về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của đội ngũ giáo viên: Loại xuất sắc đạt 79.7%; loại khá đạt 19.24%; loại trung bình còn 1.06% (1/94 giáo viên).

2.2.3.3. Về năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên Xây dựng kế hoạch dạy học:

ĐNGV của trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch dạy học năm học; từng bài

học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ

giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi. Kế hoạch dạy học trong năm học luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, kế hoạch bài học (giáo án) thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lý. Tuy nhiên, còn 0,36% giáo viên khi xây dựng kế hoạch dạy học năm học còn hình thức, chưa thật rõ nội dung trọng tâm, chưa thể hiện được những nét mới theo đặc thù từng năm học, chất lượng và hiệu quả chưa cao.

Đảm bảo kiến thức môn học:

Phần lớn giáo viên nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng môn học xuyên suốt toàn cấp học, đảm bảo tính chính xác, lôgic, mối liên hệ giữa kiến thức môn học với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học. Tuy nhiên, ở các trường còn một số giáo viên trình độ tay nghề còn yếu, nên khâu khai thác, truyền thụ kiến thức chưa sâu, kỹ năng môn học chưa rõ, hiệu quả giờ dạy còn hạn chế.

Đảm bảo chương trình môn học:

Giáo viên của trường đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học, thực hiện đầy đủ kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tương đối tốt yêu cầu phân hóa. Bên cạnh đó, còn 0.36% giáo viên chỉ đảm bảo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học và có tính đến yêu cầu phân hóa.

Vận dụng các phương pháp dạy học:

Có 83.6% giáo viên (94 giáo viên) của trường tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học theo đặc thù của môn học, phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học.

Trong trường, mỗi môn học có từ 1 đến 3 giáo viên là giáo viên giỏi cấp cơ sở và cấp t h à n h p h ố biết phối hợp tốt, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, phát huy được tính tích cực, chủ động học tập và tạo được sự hứng thú của học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên, nhất là giáo viên cao tuổi còn chậm đổi mới phương pháp, nặng về phương pháp dạy học “truyền thống”, nên hiệu quả dạy học còn hạn chế.

Sử dụng các phương tiện dạy học:

Có đến 88.6% giáo viên sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học. Khoảng 85% giáo viên biết lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.

Khoảng 65% giáo viên tiêu biểu biết sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet và các phương tiện hiện đại khác, biết cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới. Cá biệt, còn một số giáo viên thiếu linh hoạt sử dụng các phương tiện dạy học. Có giáo viên chưa biết sử dụng máy vi tính nên không thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

Xây dựng môi trường học tập:

Có đến 96% giáo viên biết khuyến khích học sinh mạnh dạn, tự tin, trả lời các câu hỏi của giáo viên, nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình. Giáo viên bộ môn tạo được bầu không khí hăng say học tập, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập có sự hợp tác với nhau, đảm bảo điều kiện học tập an toàn.

Giáo viên tôn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và họat động nhóm tạo không khí thi

đua lành mạnh trong lớp học, đảm bảo điều kiện học tập an toàn. Song, còn một số giáo viên chưa tạo được bầu không khí học tập thân thiện, sôi nổi, giờ dạy còn căng thẳng hoặc quá trầm.

Quản lý hồ sơ dạy học:

Khoảng 60% giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng và lưu giữ, thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học. Tuy nhiên, 10% giáo viên còn có hạn chế trong công việc xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

100% số giáo viên vận dụng được chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học để xác định mục đích, nội dung kiểm tra, đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp.

Sử dụng thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác, toàn diện và công bằng; biết sử dựng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học. Có 50% số đồng chí sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyền thống và hiện đại, biết tự thiết kế công cụ kiểm tra; biết sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh. Song, còn một số giáo viên tập sự bước đầu vận dụng được Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định nhưng hiệu quả còn thấp.

Kết quả đánh giá giáo viên của trường như sau: loại xuất sắc đạt 82.9%; loại khá đạt 16.04% và loại trung bình còn 1.06%.

2.2.3.4. Về năng lực giáo dục

Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục:

Khoảng 99,64% giáo viên nhà trường xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, thể hiện mục tiêu các hoạt động chính phù hợp với đối tượng giáo dục, tiến

độ thực hiện khả thi. Có đến 80,14% giáo viên có kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, các hoạt động được thiết kế cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo ở học sinh, tiến độ thực hiện khả thi.

Đội ngũ cốt cán của trường (Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn trường, Thư ký hội đồng sư phạm) có kế hoạch hoạt động đảm bảo được tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Giáo dục qua môn học:

Có 99,64% số giáo viên khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách hợp lý với thực tế cuộc sống gần gũi với học sinh để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh và khoảng 55% giáo viên có khả năng liên hệ một cách sinh động, hợp lý nội dung bài học với thực tế cuộc sống, biết khai thác nội dung môn học phục vụ cho giáo dục các vấn đề về pháp luật, dân số, môi trường và an toàn giao thông.

Giáo dục qua các hoạt động giáo dục:

Các hoạt động giáo dục được trường quan tâm, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện. Vì vậy, phần lớn giáo viên thực hiện đầy đủ và linh hoạt các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. Lực lượng giáo viên là cán bộ phụ trách đoàn thể trong trường (Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Công đoàn…) đã thực hiện linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc thù đoàn thể của mình, ứng xử kịp thời, hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã thiết kế.

Tuy nhiên, còn 0,36% giáo viên thiếu tính chủ động, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục.

Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng:

Tích cực thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giáo viên các trường đã đẩy mạnh thực hiện các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, như: hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, các danh nhân văn hóa tiêu biểu ở địa phương; tổ chức lao động công ích, tu sửa các công trình công cộng của địa phương, các hoạt động

nhân đạo từ thiện.

Tuy nhiên, hoạt động này còn có tính “thời vụ”, còn hình thức do nhận thức chưa đầy đủ của một số cán bộ quản lý và giáo viên.

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục:

Giáo viên của trường đã có ý thức vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục. K h o ả n g 65% số giáo viên vận dụng hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp với đối tượng, môi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực.

Có 25% giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp đối tượng, môi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực; có kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt.

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh:

100% giáo viên của trường tiến hành phối hợp, thu thập thông tin về việc rèn luyện đạo đức của từng học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan, chính xác, công bằng kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh và có tác dụng thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên.

Khoảng 99% giáo viên phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng và tổ chức Đoàn trong trường, tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh, đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác và có tác dụng giáo dục học sinh.

Một số giáo viên khi thực hiện công việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh còn cứng nhắc, chưa sát thực tế, hiệu quả không cao.

Về năng lực giáo dục có 87.2% số giáo viên đạt loại xuất sắc; 11.74% số giáo viên đạt loại khá và 1.06% số giáo viên đạt loại trung bình.

2.2.3.5. Về năng lực hoạt động chính trị, xã hội Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng:

Giáo viên của nhà trường luôn xác định: ngoài những điều kiện thuận lợi, các trường THPT khu vực thành phố còn có nhiều điều kiện khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, lối sống và đạo đức của học sinh. Vì vậy sự phối hợp quản lý, giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội là rất quan trọng, tạo nên một chu trình kín trong quá trình giáo dục học sinh. Trong đó, các trường đã đóng vai trò chủ động nhằm tạo nên môi trường giáo dục thống nhất; huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục thế hệ trẻ; từ đó, tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục bền vững.

Tham gia hoạt động chính trị xã hội:

95% giáo viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động chính trị xã hội do các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường khởi xướng và do địa phương tổ chức.

Một số giáo viên có năng lực, có uy tín và kinh nghiệm biết cách vận động, lôi cuốn đồng nghiệp và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong trường, như: hoạt động khuyến học, hoạt động nhân đạo từ thiện

Trường còn triển khai thực hiện có hiệu quả công tác “xã hội hóa” giáo dục, tuyên truyền vận động nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các học sinh thành đạt tham gia vào việc ủng hộ, giúp đỡ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trường học, tạo quỹ

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)