Mỗi biện pháp là một yếu tố trong hệ thống các biện pháp vì vậy chúng chi phối và phụ thuộc lẫn nhau, sở dĩ như vậy là vì:
1. Phải phối hợp đồng bộ các biện pháp quản lý vì mỗi biện pháp quản lý đều có ưu điểm, hạn chế khác nhau.
2. Mỗi biện pháp đều có những đặc điểm khác nhau, có những cách thức tác động khác nhau nhưng đều chung mục đích là hướng con người (đối tượng của quản lý) tích cực lao động để đạt đến mục tiêu của hệ thống.
3. Các tình huống trong quản lý hết sức đa dạng, nếu áp dụng đồng bộ các các biện pháp ta có thể bổ sung cho nhau.
4. Hệ thống quản lý về thực chất là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý cụ thể nào đó không thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hệ thống quản lý.
5. Đối tượng quản lý chịu sự tác động của nhiều quy luật khác nhau, mỗi biện pháp chỉ có tác dụng trội với một vài quy luật nhất định. Vả lại, đối tượng chủ yếu của quản lý là con người mà bản chất của nó lại là tổng hòa các quan hệ xã hội .
Có thể nói rằng, chỉ có sự kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý như mong muốn của chủ thể quản lý. Sử dụng thành công các biện pháp quản lý đòi hỏi phải khoa học, phải có kỹ thuật và nghệ thuật. Về mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Biện pháp quản lý ĐNGV BP1 BP5 BP2 BP3 BP4
Chú thích:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp
Biện pháp 2: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Biện pháp 3: Tổ chức triển khai thực hiện các công việc để đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Biện pháp 4: Tổ chức đánh giá ĐNGV của trường theo bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Biện pháp 5: Đăng ký đánh giá ngoài ĐNGV