2.1.4.1. Số lượng và trình độ đào tạo
Bảng 2.4: Cơ cấu và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên
STT Môn Số lượng Nữ Đảng viên Trình độ chuyên môn Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn 1 Văn 12 12 5 0 6 6 2 Sử 5 5 1 0 2 3 3 Địa 6 5 2 0 3 3 4 Anh văn 11 11 1 0 9 2 5 GDCD 3 3 2 0 2 1 6 Toán 15 12 6 0 11 4 7 Lý 10 5 6 0 4 6 8 Hóa 9 8 1 0 3 6 9 Sinh 6 6 1 0 2 4 10 TD 6 0 3 0 6 0 11 Tin 5 4 1 0 4 1 12 Kỹ CN – NN 4 4 1 0 4 0 13 Quốc phòng 3 0 1 0 3 0 Tổng 94 85 31 0 59 36 Tỉ lệ % 76.8 33.0 0 62.7 38.3
(Nguồn: Trường THPT Trần Nhân Tông – năm 2013)
Quan sát số liệu thống kê ta thấy hiện tại đội ngũ giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo là tương đối cao so với lực lượng chung của toàn thành phố. Tuy tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo cao song xét trên góc độ từ thực tiễn quản lý, tác giả nhận thấy, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ
khác, ở một số bộ môn, trình độ đạt trên chuẩn còn ít như môn Toán, Ngoại Ngữ, Ngữ Văn…Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực đội ngũ, nhà trường cần có nhiều hơn nữa những chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích nhằm xây dựng một đội ngũ ổn định về số lượng, phát triển về chất lượng chuyên môn nghề nghiệp.
Xét về cơ cấu giáo viên như trên cũng đảm bảo tỉ lệ 2.25 GV/lớp (mỗi lớp quy định tại Thành phố Hà Nội là 40hs/lớp); Tuy nhiên, xét về số lượng từng bộ môn sẽ có một số bộ mộ hiện đang thừa song có bộ môn lại thiếu, ví dụ: môn Lý, Hóa thừa bình quân 1.5 GV, môn Tin, GDQP thừa bình quan là 1.1 GV; hiện nay, có một số bộ môn có số tiết thực dạy chưa đạt định mức quy định 17 tiết/ tuần.
Bảng số liệu trong những năm gần đây cũng cho thấy cơ cấu giáo viên nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam chiếm tới 76.8%, sự chênh lệch về giới tính khiến công việc quản lý có gặp chút khó khăn, do phụ nữ thường nghỉ chế độ như thai sản, ốm hoặc theo thiên chức người vợ, người mẹ trong gia đình nên việc tự đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Điều này đòi hỏi công tác quản lý đội ngũ giáo viên của nhà trường cần quan tâm chú ý đến các điều kiện, khả năng của giới tính để tìm ra những biện pháp quản lý, bố trí nhiệm vụ phù hợp và thuận lợi.
2.1.4.2. Độ tuổi
Bảng 2.5: Thống kê độ tuổi của đội ngũ giáo viên từ năm 2010 đến 2013
STT Độ tuổi Số lượng % Ghi chú
1 Dưới 30 07 7.4%
2 Từ 30 đến 45 tuổi 55 58.5%
3 Trên 45 tuổi 32 34.1%
Tổng 94
Quan sát vào bảng cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông trong thời gian qua tác giả thấy:
Về mặt mạnh của đội ngũ giáo viên: Giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 45 có 55 người, chiếm 58.5%. Đây là lực lượng lao động trẻ, sức khỏe tốt, chuyên môn vững vàng, có khả năng tiếp thu cái mới nhanh, năng động nhiệt tình, tự tin, có bản lĩnh nghề nghiệp, đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệp thực tế. Giáo viên trên 45 tuổi có 32 người, chiếm tỉ lệ 43.1%. Số giáo viên trong độ tuổi này đã được rèn luyện, phấn đấu trong thời gian dài, họ đã có kinh nghiệm, có uy tín trong đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.
Mặt hạn chế của đội ngũ giáo viên, trước thực tế nhìn vào tuổi đời của giáo viên ta có thể thấy rằng, giáo viên có tuổi đời trẻ, thâm niên giảng dạy còn mới, vốn sống thực tiễn chưa nhiều thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục học sinh, yếu về kỹ năng quản lý lớp học và cách ứng xử với các đồng nghiệp, phụ huynh. Số giáo viên có độ tuổi trên 45 do thâm niên công tác nên một số giáo viên hay dựa vào kinh nghiệm, thiếu sự năng động trong việc tiếp nhận, chọn lọc những tri thức mới, năng lực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.
2.1.4.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông so với yêu cầu Chuẩn hóa
a. Về phẩm chất chính trị, đạo đức
Kết quả đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên trong các năm học từ 2010 – 2013 là:
Bảng 2.6: Tổng hợp đánh giá xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên THPT Trần Nhân Tông
Năm học Tổng số
giáo viên
Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Tốt Khá TB Kém 2010 - 2011 101 89 9 3 0 Tỉ lệ % 88.1% 8.9% 3.0% 0.0% 2011 - 2012 98 87 10 1 0 Tỉ lệ % 88.7% 10.2% 1.02% 0.0% 2012 - 2013 94 84 9 1 0 Tỉ lệ % 89.36% 9.57% 1.06% 0.0% (Nguồn: Trường THPT Trần Nhân Tông)
Đại bộ phận cán bộ giáo viên THPT Trần Nhân Tông đạt các yêu cầu cơ bản thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống từ mức khá trở lên. ĐNGV trường luôn có lập trường tư tưởng, chính trị vững vàng, nêu cao trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham gia đầy đủ các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương, góp phần phát triển đời sống văn hoá nơi cư trú và công tác. Tâm huyết với nghề, có ý thức khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nghiêm túc học tập, nghiên cứu những Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương và của ngành. Đạo đức, tư cách, tác phong lành mạnh, trong sáng, sống trung thực, giản dị, gương mẫu, đoàn kết nội bộ, chia sẻ với đồng nghiệp, phục vụ nhân dân đúng mực, hết lòng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu.
Tuy nhiên qua việc kiểm tra, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và qua phỏng vấn được biết, vẫn còn một bộ phận rất nhỏ GV trong trường còn có những biểu hiện chưa đúng mực, ảnh hưởng đến uy tín của người thầy như: đánh giá HS chưa thực sự khách quan công bằng, trách phạt kỷ luật HS không theo chiều hướng tích cực, chưa trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy do ảnh hưởng của bệnh thành tích, do áp lực của xã hội và của PHHS,...Một bộ phận GV có tư tưởng ngại đổi mới nên tinh thần tự học, tự bồi dưỡng không cao, gây khó khăn cho CBQL và tập thể trong hoạt động sư phạm chung
b. Về trình độ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ
Việc đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu được đánh giá qua kết quả các giờ thao giảng, qua kết quả thi giáo viên dạy giỏi hoặc giờ thanh tra với các tiêu chí đánh giá giờ dạy tại hướng dẫn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ GD & ĐT hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc THPT. Kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên được chia theo 4 loại: Tốt, Khá, TB (đạt yêu cầu), và Kém (hưa
đạt yêu cầu). Mỗi giáo viên được tổ chuyên môn, trường hoặc thanh tra dự giờ ít nhất hai tiết trong một học kỳ, trong trường hợp vẫn chưa quyết định được việc xếp loại thì dự tiết thứ ba để đánh giá xếp loại.
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn và nghiệp vụ
Năm học Tổng số
giáo viên
Xếp loại chuyên môn và nghiệp vụ
Tốt Khá TB Kém 2010 – 2011 101 87 11 3 0 Tỉ lệ % 86.1% 10.8% 3.1% 0.0% 2011 – 2012 98 86 10 2 0 Tỉ lệ % 87.7% 10.2% 2.1% 0.0% 2012 – 2013 94 85 9 0 0 Tỉ lệ % 90.4% 9.6% 0.0% 0.0%
(Nguồn: Trường THPT Trần Nhân Tông)
Qua bảng số liệu, hình đã vẽ tác giả thấy: Nhiều giáo viên vững vàng về kiến thức do hầu hết được đào tạo chuẩn qua các trường Sư phạm, đồng thời đội ngũ giáo viên luôn có ý thức khắc phục khó khăn BDTX dưới nhiều hình thức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông ở mức chung là khá. Bên cạnh đó vẫn còn tỷ lệ nhỏ giáo viên chưa có kiến thức chuyên sâu, khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học còn nhiều hạn chế. Trong nhà trường còn một số ít giáo viên lớn tuổi, năng lực chuyên môn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp, nhất là việc sử dụng CNTT vào dạy học, chưa tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Tác phong lao động của số giáo viên này ảnh hưởng ít nhiều đến sự quản lý điều hành chung của nhà trường.
Phần lớn giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế về các kỹ năng: kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục,…
Nguyên nhân là do công tác điều hành quản lý của nhà trường còn bị ảnh hưởng nếp nghĩ cũ, cách làm cũ. CBQL đa phần có năng lực chuyên môn nhưng ít kinh nghiệm và chưa được đào tạo bồi dưỡng về công tác quản lý phát triển đội ngũ. Mặt khác công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, chưa có các biện pháp thiết thực và khả thi. Công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá giáo viên nhiều khi còn chưa chặt chẽ còn mang tính hình thức. Kết quả đánh giá còn nặng về thành tích hoặc mang tính cào bằng nên chưa tạo được động lực vương lên thật sự của nhiều giáo viên. Hơn nữa, một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa tích cực, chủ động trong học tập và bồi dưỡng để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay do phân cấp quản lý nên nhà trường nhiều khi chưa có cơ chế đãi ngộ tương xứng và tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, về tổ chức, về CSVC để giáo viên yên tâm công tác, toàn tâm trong công việc của nhà trường.