Qua tìm hiểu và phân tích thực trạng, tác giả nhận thấy, BGH đã tiến hành các biện pháp quản lý ĐNGV theo hướng Chuẩn hóa và đạt được những kết quả tương đối tốt. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý này chưa thật sự nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của CBQL, GVTH. Nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý, đánh giá giáo viên theo hướng Chuẩn hóa chưa thật sự được chú ý. Vì thế, mặc dù đã triển khai học tập, nghiên cứu về Chuẩn, nhưng khi xây dựng kế hoạch quản lý
đội ngũ giáo viên, CBQL chưa thường xuyên bám sát nội dung theo chuẩn, chưa dựa trên nhu cầu và những khiếm khuyết về năng lực nghề nghiệp mà giáo viên THPT cần bổ sung. Công tác kiểm tra quản lý được quan tâm và tiến hành nhưng chưa thường xuyên, liên tục theo hướng Chuẩn hoá. Các điều kiện để tổ chức hoạt động quản lý giáo viên THPT theo Chuẩn chưa được thoả đáng. Các hình thức đánh giá trong, đánh giá ngoài về năng lực nghề nghiệp của giáo viên theo nội dung của Chuẩn đều được tiến hành song chủ yếu còn nặng về hình thức chưa có tác dụng khuyến khích động viên giáo viên nỗ lực phấn đấu tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Chưa sử dụng kết quả đánh giá giáo viên theo Chuẩn làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp và thực hiện các hoạt động quản lý, xây dựng đội ngũ.
Trên đây là những phân tích về thực trạng chất lượng ĐNGV, thực trạng của công tác quản lý đội ngũ giáo viên THPT Trần Nhân Tông theo hướng Chuẩn hóa. Từ những phân tích trên cho thấy, việc quản lý đội ngũ giáo viên THPT Trần Nhân Tông đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp có những thành công và những hạn chế sau:
2.3.1. Ưu điểm và bài học thành công
Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” và ngày 22-10-2009, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông với hệ thống các tiêu chí xác định năng lực nghề nghiệp của giáo viên; trong thời gian qua, Sở GD & ĐT Hà Nội đã tăng cường quản lý ĐNGV, quán triệt nghiêm túc những định hướng chỉ đạo của các cấp QLGD, Sở đã có những chủ trương đúng đắn, biện pháp cụ thể về việc quản lý đội ngũ giáo viên để nâng cao trình độ mọi mặt về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV trường Trần Nhân Tông.
Ban giám hiệu đã chú trọng xây dựng kế hoạch quản lý giáo viên theo hướng Chuẩn hóa có lộ trình. Có kế hoạch cụ thể trong từng năm học theo đúng mục tiêu đề ra. Từng bước đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng, tăng cường kinh phí,
gặp nhiều khó khăn do kinh phí ít, song các BGH đã tạo điều kiện thuận lợi cho ĐNGV tham gia các lớp bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, tổ chức bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề với nhiều hình thức phong phú. Tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, chính quyền địa phương, sự đồng tình ủng hộ của các Ban ngành đoàn thể và của nhân dân địa phương về việc quản lý ĐNGV. Đội ngũ giáo viên trường đã không ngừng phát triển và đáp ứng với yêu cầu đổi mới, giữ vững được niềm tin yêu mà nhân dân địa phương dành cho.
Từ những kết quả đạt được trong công tác quản lý ĐNGV, có thể rút ra được những kinh nghiệm sau:
Quán triệt sâu sắc sự định hướng chỉ đạo về giáo dục của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp QLGD; xác định rõ nhiệm vụ yêu cầu mà xã hội đặt ra cho giáo dục, nắm bắt sâu sắc đặc điểm của giáo viên THPT, từ đó cụ thể hoá thành những chủ trương đúng đắn trong công tác quản lý ĐNVG trường.
Mỗi giáo viên phải có ý thức trách nhiệm, tinh thần động cơ thái độ đúng đắn về việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, thường xuyên đối chiếu, đánh giá
mình theo Chuẩn NNGV được ban hành ngày 22-10-2009, Bộ GD & ĐT đã ra
Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Đảm bảo phát triển bền vững chuẩn nghề nghiệp của bản thân từng , đồng thời góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV của trường, thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho cấp THPT và ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp.