Cách tiếp cận chuẩn hóa trong quản lý đội ngũ giáo viên THPT trong gia

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 28)

đoạn hiện nay

1.4.1.1. Các quan điểm về chuẩn hóa khi vận dụng vào quản lý ĐNGVTH.

a. Quan điểm về tính đồng bộ số lượng và chất lượng trong việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên

- Về đội ngũ:

học sinh (biên chế theo đơn vị lớp học) và định mức biên chế giáo viên theo quy định của Nhà nước (hiện nay theo Thông tư 35/2006/TTLT- BGDĐT - BNV ngày 23/8/2006. Trường THPT định mức biên chế là 2,25 giáo viên/lớp).

Khi tính toán số lượng đội ngũ giáo viên của trường THPT cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

Sự thay đổi quy mô lớp học (sĩ số học sinh/lớp học). Sự thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng giáo viên bộ môn. Chẳng hạn, trước đây quy định 50 HS/1 lớp, nay quy định không quá 45 HS/lớp. Như vậy, với tổng số học sinh cố định thì số lớp sẽ tăng lên và số giáo viên bộ môn sẽ tăng lên.

Người cán bộ quản lý phải căn cứ vào các vấn đề đó và kế hoạch phát triển của nhà trường để tính toán đội ngũ giáo viên đủ về số lượng

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên:

Cơ cấu theo chuyên môn: Căn cứ vào số tiết của từng bộ môn trong một tuần, số lớp trong nhà trường để tính toán số giáo viên từng môn học đảm bảo hợp lý giữa các môn không để xảy ra hiện tượng môn thừa, môn thiếu.

Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Cơ cấu giáo viên THPT theo trình độ đào tạo là sự phân chia giáo viên theo tỉ lệ ở các trình độ đào tạo. Trình độ đào tạo của giáo viên THPT chủ yếu là trình độ ĐH sư phạm, ngoài ra còn cần trình độ đào tạo sau ĐH. Mục tiêu kế hoạch phát triển giáo dục từ nay đến 2015, các trường THPT cần có từ 15 - 20% giáo viên có trình độ sau ĐH.

Như vậy, đòi hỏi các trường THPT phải xác định một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt cơ cấu đó (ví dụ như việc đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho giáo viên). Đó cũng là biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Cơ cấu theo độ tuổi: việc phân bố giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi làm cơ sở để phân tích thực trạng, chiều hướng phát triển của tổ chức, đặc biệt giúp xác định chính xác những biến động về đội ngũ, làm

Cơ cấu giới tính: Đây cũng là một vấn đề cần quan tâm, bởi vì: trong lĩnh vực giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng, thông thường tỉ lệ giáo viên nữ cao hơn giáo viên nam. Trong khi điều kiện để tham gia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập nghiên cứu cá nhân của giáo viên nữ thường hạn chế hơn giáo viên nam. Đồng thời, thời gian nghỉ công tác do nghỉ chế độ thai sản, con nhỏ, con ốm đau … của nữ chiếm khá nhiều. Đây là những vấn đề tác động không nhỏ đến chất lượng của đội ngũ mà vấn đề này lại phụ thuộc vào cơ cấu giới tính, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm giải quyết.

b. Quan điểm về chất lượng giáo viên gắn với các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của giáo viên

Chất lượng của đội ngũ giáo viên gắn với mức độ đạt được các chuẩn nghề nghiệp của giáo viên thể hiện ở 6 lĩnh vực:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống;

- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; - Năng lực dạy học;

- Năng lực giáo dục;

- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội; - Năng lực phát triển nghề nghiệp;

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên liên quan trực tiếp đến chất lượng đội ngũ. Giáo viên đạt chuẩn thì chất lượng đội ngũ giáo viên mới được đảm bảo.

Như đã phân tích ở trên, chất lượng giáo viên thể hiện ở 6 lĩnh vực mà 6 lĩnh vực đó cũng chính là các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của giáo viên.

Vì vậy, quản lý đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng giáo dục cần phải bám lấy các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp giáo viên để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên, đồng thời xây dựng mục tiêu và kế hoạch phấn đấu để giáo viên đạt chuẩn.

1.4.1.2. Quy định về chuẩn giáo viên Trung học phổ thông

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục, thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nhiều văn bản đã được ban hành nhằm chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận với giáo dục tiên tiến của khu vực và trên thế giới.

Nhằm đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về chuẩn hóa giáo dục trong đó có quy định Chuẩn nghề nghiệp đã được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kèm theo Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 660/BGDĐT – NGCBQLGD ngày 09 tháng 2 năm 2010 về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông tư số 30/2009/ TT-BGDĐT.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được quy định kèm theo Thông tư 30/2009/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết, có hệ thống nội dung về phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Chuẩn gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí:

Tiêu chuẩn 1 – Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: 1. Tiêu chí 1 – Phẩm chất chính trị;

2. Tiêu chí 2: Đạo đức nghề nghiệp; 3. Tiêu chí 3 - Ứng xử với học sinh; 4. Tiêu chí 4 - Ứng xử với đồng nghiệp; 5. Tiêu chí 5 - Lối sống, tác phong;

Tiêu chuẩn 2 - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: 1. Tiêu chí 6 - Tìm hiểu đối tượng giáo dục;

Tiêu chuẩn 3 - Năng lực dạy học: 1. Tiêu chí 8 - Xây dựng kế hoạch dạy học; 2. Tiêu chí 9 - Đảm bảo kiến thức môn học; 3. Tiêu chí 10 - Đảm bảo chương trình môn học; 4. Tiêu chí 11 - Vận dụng các phương pháp dạy học; 5. Tiêu chí 12 - Sử dụng các phương tiện dạy học; 7. Tiêu chí 14 - Quản lí hồ sơ dạy học;

8. Tiêu chí 15 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Tiêu chuẩn 4 - Năng lực giáo dục:

1. Tiêu chí 16 - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; 2. Tiêu chí 17 - Giáo dục qua môn học;

3. Tiêu chí 18 - Giáo dục qua các hoạt động giáo dục;

4. Tiêu chí 19 - Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng;

5. Tiêu chí 20 - Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục;

6. Tiêu chí 21 - Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh; Tiêu chuẩn 5 - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội: 1.Tiêu chí 22 - Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng; 2. Tiêu chí 23 - Tham gia hoạt động chính trị, xã hội;

Tiêu chuẩn 6 - Năng lực phát triển nghề nghiệp: 1. Tiêu chí 24 - Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện;

2. Tiêu chí 25 - Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

1.4.1.3. Quản lý đội ngũ giáo viên Trung học theo hướng Chuẩn

Nói đến đội ngũ là nói đến số lượng, cơ cấu, chất lượng…Nói đến Chuẩn hoá là nói đến việc đưa các chuẩn vào quản lý ĐNGV. Vì vậy, khi nói đến quản lý

ĐNGV theo hướng chuẩn hoá là nói đến chuẩn hoá số lượng (theo quy định về định mức giáo viên, có lưu ý đến quy hoạch phát triển nhà trường); chuẩn hoá trình độ theo quy định (có tính đến nhu cầu phát triển) và đặc biệt là chuẩn hoá chất lượng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí các lĩnh vực hoạt động liên quan đến nghề nghiệp của giáo viên.

a. Chuẩn hoá về số lượng và cơ cấu. Là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên của nhà trường đảm bảo đủ về số lượng (2,25 giáo viên/1 lớp) và hợp lý về cơ cấu (cả cơ cấu chuyên môn, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu trình độ) đáp ứng được các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

b. Chuẩn hoá các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp là quá trình thực hiện các chức năng quản lý vào công tác phát triển đội ngũ. Đó là xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện sứ mệnh của nhà trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng giáo viên và quản lý giáo viên theo hướng chuẩn hoá thực chất là hiện thực hoá được các nội dung và yêu cầu về lĩnh vực năng lực chuyên môn đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông. Đó cũng chính là việc tạo điều kiện môi trường cho giáo viên thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đã được ngành quy định và những người quản lý trực tiếp giáo viên phải đề ra các yêu cầu để giáo viên thực hiện các nội dung đã được đưa vào tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực liên quan đến: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn (tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực dạy học, năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp).

Tổ chức thực hiện tốt Thông tư 30/TT-BGD&ĐT có lưu ý đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường; là xác định được lộ trình thực hiện hợp lí thì nhà trường sẽ từng bước chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên của trường mình.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)