Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về tác dụng xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 86)

dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của mọi cán bộ giáo viên về chủ trương: Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa là những biện pháp chiến lược

nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Chuẩn hóa về mọi mặt là điều kiện cho giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc vận dụng Chuẩn nghề nghiệp trong quản lý là bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Giúp cho giáo viên trong nhà trường nhận thức được việc xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Qua đánh giá mỗi giáo viên nhìn nhận được phẩm chất và năng lực cá nhân trong hoạt động nghề nghiệp từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Đây cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của mỗi giáo viên trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về ý nghĩa việc tự đánh giá và được đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT ngày 22/9/2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT từ đó làm rõ mục đích, vai trò, tầm quan trọng của quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng Chuẩn hóa đối với chiến lược phát triển nhà trường. Phải làm cho mỗi giáo viên tự giác vận dụng Chuẩn để tự đánh giá, làm cho tập thể tổ chuyên môn thực sự quán triệt mục đích của Chuẩn và các yêu cầu cần làm trong hệ tham chiếu các tiêu chuẩn, tiêu chí. Tránh qua loa, đại khái, dĩ hòa vi quý, chỉ nhằm vào cho điểm, xếp loại thì Chuẩn mới thực sự có tác động đến trình độ nghề nghiệp của giáo viên.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Ban giám hiệu cần xây dựng kế hoạch tổ chức lao động khoa học trong công tác quản lý, trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên, trong các tổ chức đoàn thể của nhà trường và tạo mối liên kết giữa các cá nhận, tổ chức, các bộ phận dựa trên nguyên tắc khoa học, dân chủ và đoàn kết. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhà trường, tiếp nhận thông tin phản hồi có điều chỉnh kịp thời nhằm tăng hiệu quả công việc, tạo sự đồng thuận, cộng đồng trách nhiệm của mọi cá nhân, tổ chức đối với việc thực hiện sứ mệnh chính trị của nhà trường.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Xây dựng các văn bản pháp quy chi tiết; nêu rõ các lịch triển khai, phân công người thực hiện, trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, của từng bộ phận, tổ (nhóm) chuyên môn và đoàn thể.

Tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức dân chủ xây dựng kế hoạch nhà trường, với cam kết thi đua giữa người đại diện cho nhà trường (hiệu trưởng) và đại diện cho người lao động (chủ tịch công đoàn cơ sở), tạo đồng thuận cao giữa cán bộ quản lý với giáo viên trong việc triển khai các nhiệm vụ năm học

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)