Thực trạng đánh giá ngoài đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 76)

Kiểm tra đánh giá chất lượng dạy học và giáo dục của giáo viên là một dạng hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng nhà trường nhằm kiểm soát, phát hiện, so sánh kết quả hoạt động dạy học và giáo dục với mục tiêu đề ra. Đây là một hoạt động rất quan trọng, chính vì thế Hiệu trưởng trường THPT Trần Nhân Tông đã căn cứ vào Thông tư: 43/2006/TT – BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, hướng dẫn số 10227/THPT 11/9/2001 của Bộ GD & ĐT về đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học phổ thông, phương hướng hoạt động thanh tra của Sở GD & ĐT Hà Nội, kế hoạch kiểm tra hoạt động dạy và giáo dục của trường để tiến hành công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy và giáo dục của giáo viên nhà trường.

2.2.5.1. Dự giờ, phương thức cơ bản trong đánh giá, xếp loại giáo viên

Trong từng năm học, Hiệu trưởng nhà trường có chỉ đạo cho các phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn của các tổ thực hiện việc kiểm tra, phê duyệt hồ sơ, sổ sách, tham dự giờ thao giảng, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện giáo viên nhà trường để đánh giá tay nghề giảng dạy và giáo dục của từng giáo viên. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, đánh giá nhiều khi chưa thực sự chặt chẽ, còn nể nang, nương nhẹ nên khi xếp loại giáo viên vẫn chưa thực chất, kết quả Thanh tra của Sở bao giờ cũng thấp hơn kết quả đánh giá của nhà trường.

Bảng 2.14: Kết quả xếp loại dự giờ của Thanh tra Sở

Năm học Tổng số GV

được thanh tra

Số tiết được dự giờ

Xếp loại thanh tra

Giỏi Khá TB Kém 2010 – 2011 101 34 7 27 0 0 Tỉ lệ % 20.6% 79.4% 0.0% 0.0% 2011 - 2012 98 32 10 22 0 0 Tỉ lệ % 31.3% 68.7% 0.0% 0.0% 2012 - 2013 94 30 15 14 1 0 Tỉ lệ % 50.0% 46.6% 3.4% 0.0 (Nguồn: trường THPT Trần Nhân Tông)

2.2.5.2. Đánh giá, xếp loại việc thực hiện quy chế chuyên môn

a. Thực hiện chương trình và quy định về dạy thêm, học thêm

- Tốt: thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ chương trình, kể cả thực hành thí nghiệm (trừ trường hợp nhà trường chưa có đủ điều kiện) và thực hiện đúng quy định về dạy thêm học thêm. Có tới 85% cán bộ giáo viên thực hiện.

- Khá: thực hiện đủ, đúng tiến độ chương trình, kể cả thực hành, thí nghiệm (trừ trường hợp nhà trường chưa có đủ điều kiện) và thực hiện đúng quy định về dạy thêm học thêm. Còn 15% cán bộ giáo viên thực hiện.

b. Soạn giáo án (bài soạn)

- Tốt: Giáo án đủ, đúng phân phối chương trình; có tới 75% trở lên tổng số giáo án có chất lượng (thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò, phù hợp với loại bài, nội dung bài dạy, có hệ thống câu hỏi gợi mở tốt).

- Khá: Giáo án đủ, đúng phân phối chương trình; có 20% trở lên tổng số giáo án có chất lượng (thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò, có chuẩn bị hệ thống câu hỏi gợi mở).

- Đạt yêu cầu: Giáo án đủ, đúng phân phối chương trình; có từ 5% trở lên số giáo án có chất lượng (thể hiện được kế hoạch cụ thể làm việc trên lớp của thầy và trò).

c. Kiểm tra, chấm bài, trả bài.

- Tốt: Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình; Kiểm tra đủ số lần quy định; Chấm trả và trả bài kịp thời, chính xác, công bằng và chữa lỗi chu đáo. Khoảng 90% cán bộ giáo viên thực hiện.

- Khá: Nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu chương trình; Kiểm tra đủ số lần quy định; Chấm trả và trả bài kịp thời, chính xác, công bằng nhưng chữa lỗi còn sơ sài. Còn lại 10% cán bộ giáo viên.

Lưu ý: Cần xem xét thêm việc lưu bài kiểm tra, đánh giá về đề kiểm tra, đánh giá kết quả làm bài của HS, hướng khắc phục hạn chế, thiếu sót.

d. Thực hành, thí nghiệm.

- Tốt: Tận dụng thiết bị của nhà trường và tự làm thêm để bảo đảm đủ thí nghiệm, thực hành theo yêu cầu của chương trình; Bảo đảm an toàn trong thực hành, thí nghiệm. 100% cán bộ giáo viên thực hiện.

e. Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn.

- Tốt: Thực hiện tốt chương trình bồi dưỡng của các cấp quản lý; Nêu gương tốt về tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, có ý thức cầu thị học hỏi đồng nghiệp và sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp. Có đến 75% cán bộ giáo viên thực hiện.

- Khá: Thực hiện đầy đủ chương trình bồi dưỡng của các cấp quản lý; có tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn và có ý thức cầu thị học hỏi đồng nghiệp là 15% tổng số giáo viên

- Đạt yêu cầu: Thực hiện đầy đủ chương trình bồi dưỡng của các cấp quản lý; có tự học, tự bồi dưỡng nhưng chưa thường xuyên là 10% tổng số giáo viên.

f. Đánh giá chung việc thực hiện quy chế chuyên môn.

- Tốt: Các nội dung a, b và c đạt tốt, còn lại đạt khá trở lên là trên 80%

- Khá: Các nội dung a, b và c đạt khá trở lên, còn lại đạt yêu cầu trở lên là 28%.

- Đạt yêu cầu: Các nội dung a, b và c đạt yêu cầu trở lên là 2%.

- Chưa đạt yêu cầu: Một trong các nội dung a, b và c không đạt yêu cầu là 0%.

2.2.5.3. Đánh giá xếp loại kết quả giảng dạy

Từ kết quả học tập của học sinh để đánh giá kết quả giảng dạy nhưng phải so sánh với chất lượng đầu vào khi giáo viên nhận lớp.

- Tốt: Học sinh có nề nếp học tập tốt, hầu hết nắm được bài, chất lượng học

tập có tiến bộ rõ rệt so với khi giáo viên nhận lớp. Có trên 80% học sinh đạt trung bình trở lên là 79 cán bộ giáo viên đạt được và chiếm tới 84% tổng số.

- Khá: Học sinh có nền nếp học tập khá đa số nắm được bài, chất lượng học

tập có tiến bộ khá rõ so với khi giáo viên nhận lớp. Có từ 65% đến 80% học sinh đạt trung bình trở lên là 8 cán bộ giáo viên đạt được và chiếm tới 8.5% tổng số.

- Đạt yêu cầu: Học sinh bước đầu có nền nếp học tập, học sinh trung bình trở

lên nắm được bài, chất lượng học tập bước đầu có tiến bộ so với khi giáo viên nhận lớp. Có từ 50% đến dưới 65% học sinh đạt trung bình trở lên là 4 cán bộ giáo viên đạt được và chiếm 4.2% tổng số.

- Chưa đạt yêu cầu: Trường hợp còn lại là 3 cán bộ giáo viên, chiếm 3.3%

tổng số.

2.2.5.4. Đánh giá xếp loại việc thực hiện các nhiệm vụ khác

- Tốt: Có nhiều sáng kiến, biện pháp tốt để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, có uy tín cao trong giáo viên và học sinh. Số cán bộ giáo viên đạt được là: 78%

- Khá: Khắc phục khó khăn để thực hiện các công tác được giao với kết quả

tương đối tốt, chú ý giáo dục đạo đức cho học sinh, có uy tín khá trong giáo viên và học sinh. Số cán bộ giáo viên đạt được là: 10%

- Đạt yếu cầu: kết quả bình thường, cố gắng nhưng kết quả chưa nổi bật. Số

cán bộ giáo viên đạt được là: 2%.

- Chưa đạt yêu cầu: Không thực hiện đầy đủ các công việc được giao hoặc có

sai sót do nguyên nhân chủ quan trong việc thực hiện. Số cán bộ giáo viên đạt được là: 0%.

2.2.5.4. Đánh giá xếp loại chung khi kết thúc thanh tra

- Tốt: Nội dung 1 và 2 đều đạt tốt, nội dung 3 và 4 đạt khá trở lên là 67,5% tổng số cán bộ giáo viên.

- Khá: Các nội dung 1 và 2 đều đạt khá trở lên, nội dung 3 và 4 đạt yêu cầu trở lên là 21,7% tổng số cán bộ giáo viên.

- Đạt yêu cầu: Cả 4 nội dung đều đạt yêu cầu hoặc các nội dung 1 và 2 đạt yêu cầu, 3 và 4 chưa đạt yêu cầu là 10.1% tổng số cán bộ giáo viên.

- Chưa đạt yêu cầu: Có nội dung 1 hoặc 2 chưa đạt yêu cầu là 0.6% tổng số cán bộ giáo viên.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông theo các tiêu chuẩn đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)