Biện pháp 4: Tổ chức đánh giá đội ngũ giáo viên của trường theo bộ Chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 92)

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Công tác quản lý, điều hành luôn song hành với công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá giáo viên theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn NNGVTH có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Thực hiện tốt biện pháp kiểm tra, đánh giá không những giúp đánh giá được thực chất ĐNGV, mà qua đó còn động viên khích lệ giáo viên nỗ lực vươn lên, giúp tìm ra những phương hướng, biện pháp khắc phục những hạn chế yếu kém của đội ngũ.

Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp lãnh đạo nhà trường thấy được những nguyên nhân, hay là những ưu điểm, hạn chế của ĐNGV, từ đó có những quyết định quản lý phù hợp, khách quan nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV. Vì vậy, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên là góp phần nâng cao chất lượng ĐNGV.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của công tác lãnh đạo, quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã từng dạy: “Lãnh đạo mà không

với công tác kiểm tra, đánh giá. Công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV là việc làm thường xuyên và là trách nhiệm của nhà quản lý trường học, nó là khâu tất yếu trong công tác quản lý. Thông qua kiểm tra, đánh giá giúp các nhà quản lý hiểu rõ và đánh giá đúng năng lực của ĐNGV.

Kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan sẽ làm cho giáo viên phấn khởi, tin tưởng. Kiểm tra, đánh giá sai có thể dẫn tới những tác hại không lường trước được. Vì vậy, trong kiểm tra, đánh giá giáo viên chúng ta cần thận trọng và đánh giá khách quan, công bằng. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV cần chú ý những nội dung sau:

* Xác định quan điểm kiểm tra, đánh giá.

Trong kiểm tra, đánh giá ĐNGV, trước hết phải làm cho ĐNGV nhận thức được ý nghĩa của hoạt động kiểm tra, đánh giá với chính bản thân họ; Hai là, cần tạo cho giáo viên tin tưởng ở sự công bằng, vô tư, khách quan, khoa học của công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của họ; Ba là, đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường phải được bồi dưỡng những kỹ năng cơ bản về kiểm tra, đánh giá giáo viên; Bốn là, hình thức kiểm tra đánh giá cần phải được mở rộng và dân chủ trong đánh giá; Năm là, khuyến khích ĐNGV tự kiểm tra, đánh giá đối với bản thân.

Mục đích kiểm tra đánh giá phải rõ ràng, phải phát huy được mặt mạnh của đội ngũ giáo viên để khuyến khích nhân rộng những điển hình làm nòng cốt trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường, đồng thời phải phát hiện những sai lệch, những yếu kém của ĐNGV để kịp thời uốn nắn, điều chỉnh.

Thông qua kiểm tra, đánh giá hình thành nguyên lý tự kiểm tra trong ĐNGV và trong từng giáo viên, tạo cơ sở để mỗi giáo viên có thể tự đánh giá, xem xét và tự điều chỉnh để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Đồng thời qua kiểm tra, đánh giá để lãnh đạo có những thông tin chính xác, từ đó kịp thời điều chỉnh các quyết định quản lý. Vì kiểm tra là “mối liên hệ ngược” trong chu trình quản lý.

* Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá.

Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên phải được thực hiện trên nhiều mặt từ tư tưởng, đạo đức, tác phong, đến việc thực hiện nề nếp chuyên môn, NCKH, tự học,

tự bồi dưỡng cá nhân…Trong đó coi trọng việc kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV ở một số nội dung sau:

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và quy chế chuyên môn của từng giáo viên. Kiểm tra giáo án, sổ điểm và hồ sơ, sổ sách theo qui định của chuyên môn. Thông qua dự giờ, thăm lớp để kiểm tra, đánh giá khả năng giảng dạy cũng như năng lực chuyên môn của từng giáo viên.

* Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá một cách hệ thống trên cơ sở dựa vào hành lang pháp lý như: Luật giáo dục 2005, Điều lệ trường phổ thông, Pháp lệnh công chức, Chuẩn NNGVTH, Quy chế nội bộ…

Lượng hóa các nội dung kiểm tra, đánh giá bằng điểm số sao cho phù hợp với thực tiễn, tiến tới xây dựng được thang đo trong kiểm tra, đánh giá để đảm bảo sự khách quan và công bằng trong kiểm tra, đánh giá.

Công tác kiểm tra, đánh giá cần có kế hoạch cụ thể và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và các đoàn thể chính trị - xã hội trong nhà trường.

Tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: Đánh giá công chức, bình xét thi đua, thông qua các tổ chức đoàn thể, thông qua học sinh,…

* Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá.

Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh những quyết định trong công tác quản lý ĐNGV, đảm bảo để ĐNGV luôn vận động, phát triển đi lên theo đúng mục tiêu đã đề ra của nhà trường.

Thông qua kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kịp thời các nguồn lực phục vụ công tác quản lý ĐNGV, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV và coi kiểm tra, đánh giá như một quy định, quy trình không thể thiếu được đối với từng giáo viên và hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Dựa vào kết quả kiểm tra, đánh giá để khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên có nhiều thành tích trong hoạt động chuyên môn cũng như các hoạt động khác của trường.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá phát hiện và ngăn chặn những sai phạm của ĐNGV, đồng thời nghiêm khắc phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường cũng như làm giảm uy tín và niềm tin trong học sinh và phụ huynh học sinh

3.2.4.3. Cách thức tổ chức thực hiện biện pháp

Thành lập Ban kiểm tra, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp do Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn giáo dục làm phó ban, các thành viên Ban kiểm tra gồm đại diện các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn, đại diện giáo viên giỏi.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra (về nội dung, thời gian kiểm tra, phương pháp đánh giá giáo viên...)

Triển khai kế hoạch kiểm tra tới các tổ, nhóm chuyên môn để giáo viên chủ động thực hiện kế hoạch.

Tiến hành kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất thông qua hoạt động dự giờ, kiểm tra hồ sơ, giáo án của giáo viên; thăm dò, tìm hiểu qua phản hồi của học sinh (phản ánh của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn; hoặc gửi phiếu góp ý kiến cho thầy cô giáo đến từng học sinh. Chú ý: vừ đảm bảo được truyền thống ” tôn sư trọng đạo ” vừa phát huy được tính dân chủ, thẳng thắn của học sinh trong việc góp ý kiến cho thầy cô)

Nội dung kiểm tra cần bán sát những quy định của bộ Chuẩn

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Kiểm tra, đánh giá giáo viên là kiểm tra đánh giá năng lực của một nhà giáo nên các bước thực hiện cần phải thận trọng, chu đáo và khoa học. Công tác kiểm tra,

đánh giá nhà giáo phải đảm bảo tính công bằng, khách quan, vô tư, theo đúng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ đề ra.

Đồng thời với công tác kiểm tra, cần có cơ chế phù hợp, có đầy đủ nguồn minh chứng nhằm chứng minh kết quả đánh giá là sát thực để khuyến khích nhà giáo tự giác, chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ.

3.2.5. Biện pháp 5: Đăng ký đánh giá ngoài đội ngũ giáo viên 3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Đây là phạm trù cơ bản nhất của hệ thống đánh giá giáo viên, là cái đích cuối cùng của công tác quản lý ĐNGV. Mục đích đánh giá xếp loại giáo viên luôn thay đổi và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội ở mỗi quốc gia, nói một cách cụ thể mục đích đánh giá giáo viên phụ thuộc vào thể chế của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Hiện nay, mục đích đánh giá chủ yếu là: - Xếp loại giáo viên

- Cho điểm giáo viên để so sánh với các giáo viên khác - Lưu hồ sơ giáo viên

- Đánh giá sự thăng tiến trong nghề nghiệp của giáo viên - Giúp đỡ giáo viên hoàn thiện nâng cao chuyên môn của mình

- Thúc đẩy quá trình nâng cao năng lực chuyên môn trên phạm vi cộng đồng.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Là tập hợp những yêu cầu cơ bản đối với mỗi giáo viên, tồn tại phụ thuộc vào khái niệm năng lực chuyên môn trong từng thời điểm nhất định. Sau đây là một số tiêu chí được cụ thể hóa trong các nội dung đánh giá.

- Nội dung đánh giá về trình độ chuyên môn gồm: Nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình; nắm vững kiến thức, kỹ năng phục vụ bài giảng; cấu trúc bài giảng; đạt được các mục tiêu của bài giảng.

- Nội dung về đánh giá năng lực nghiệp vụ gồm: lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp; hướng dẫn và yêu cầu rõ rang; chọn và sử dụng đồ dung, phương tiện dạy học phù hợp; phân bổ thời gian hợp lý; biết kích thích học sinh làm việc cá

nhân và theo nhóm; giảng dạy và tổ chức hoạt động phù hợp với đối tượng; đánh giá khách quan và chính xác kết quả học tập của học sinh.

- Nội dung về đánh giá kết quả học tập của học sinh gồm: học sinh tích cực tham gia xây dựng bài; trả lời đúng; học sinh biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng; học sinh biết sử dụng sách, ghi chép trong vở, biết sử dụng đồ dùng học tập.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Có thể nói để thấy được kết quả đánh giá năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên thì nội dung và tiêu chí bị chi phố nhiều nhất là thông qua dự giờ. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế đánh giá năng lực chuyên môn giáo viên. Mỗi giờ dạy của giáo viên thể hiện quá trình chuẩn bị công phu cho việc thiết kế bài giảng, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng dạy học…của giáo viên. Tuy nhiên, những tương tác giữa ba cực: giáo viên, học sinh và tri thức trên thực tế mới tạo nên sự thành bại của việc dạy học, tương tác này được cụ thể như sau:

- Mối quan hệ giữa tri thức – giáo viên: đó là vấn đề giảng dạy của giáo viên - Mối quan hệ giữa tri thức – học sinh: đó là vấn đề học tập

- Mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh: đó là vấn đề quan hệ

Kết quả của các mối quan hệ này thể hiện ở trình độ nhận thức của từng học sinh trong lớp thông qua các giờ học. Đó chính là việc thực hiện được mục tiêu dạy học một cách hiệu quả.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện cần và đủ để những giáo viên được thanh tra cũng như những đánh giá viên đến thanh tra có một cảm giác an toàn, tin tưởng nhất.

Những tiếp xúc ban đầu của người được thanh tra và đánh giá viên sẽ được sắp xếp trước và có sự trao đổi. Những giáo viên được thanh tra có thể nêu tiến trình của tiết dạy, cảm nhận của mình về những diễn biến tốt, chưa tốt và phân tích tiết dạy.

Nêu ý kiến của giáo viên phù hợp hay không phù hợp với nhận xét và quan sát của đánh giá viên từ đó phân tích sự khác nhau giữa hai ý kiến. Cuối cùng là khẳng định giá trị và kết luận.

3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý đội ngũ GVTH theo hướng Chuẩn hóa Mỗi biện pháp là một yếu tố trong hệ thống các biện pháp vì vậy chúng chi phối Mỗi biện pháp là một yếu tố trong hệ thống các biện pháp vì vậy chúng chi phối và phụ thuộc lẫn nhau, sở dĩ như vậy là vì:

1. Phải phối hợp đồng bộ các biện pháp quản lý vì mỗi biện pháp quản lý đều có ưu điểm, hạn chế khác nhau.

2. Mỗi biện pháp đều có những đặc điểm khác nhau, có những cách thức tác động khác nhau nhưng đều chung mục đích là hướng con người (đối tượng của quản lý) tích cực lao động để đạt đến mục tiêu của hệ thống.

3. Các tình huống trong quản lý hết sức đa dạng, nếu áp dụng đồng bộ các các biện pháp ta có thể bổ sung cho nhau.

4. Hệ thống quản lý về thực chất là một chỉnh thể bao gồm các bộ phận hợp thành có quan hệ tương tác, gắn bó hữu cơ với nhau. Do đó, một biện pháp quản lý cụ thể nào đó không thể cùng một lúc tác động có hiệu quả đến tất cả các mối quan hệ trong hệ thống quản lý.

5. Đối tượng quản lý chịu sự tác động của nhiều quy luật khác nhau, mỗi biện pháp chỉ có tác dụng trội với một vài quy luật nhất định. Vả lại, đối tượng chủ yếu của quản lý là con người mà bản chất của nó lại là tổng hòa các quan hệ xã hội .

Có thể nói rằng, chỉ có sự kết hợp các biện pháp quản lý mới có thể tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thay đổi trạng thái quản lý như mong muốn của chủ thể quản lý. Sử dụng thành công các biện pháp quản lý đòi hỏi phải khoa học, phải có kỹ thuật và nghệ thuật. Về mối liên hệ giữa các biện pháp quản lý có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:

Biện pháp quản lý ĐNGV BP1 BP5 BP2 BP3 BP4

Chú thích:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp

Biện pháp 2: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Biện pháp 3: Tổ chức triển khai thực hiện các công việc để đạt Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Biện pháp 4: Tổ chức đánh giá ĐNGV của trường theo bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Biện pháp 5: Đăng ký đánh giá ngoài ĐNGV

3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trung học theo hướng Chuẩn hóa ngũ giáo viên trung học theo hướng Chuẩn hóa

3.4.1. Đối tượng khảo nghiệm

Để kiểm chứng mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Trung học phổ thông Trần Nhân Tông theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 52 giáo viên, 8 cán bộ quản lý ở trường với 5 biện pháp đã nêu.

3.4.2. Cách đánh giá

Cách đánh giá cho điểm theo 3 mức độ:

Rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm; không cần thiết:1 điểm Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học

Bảng 3.1: Thống kê kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề xuất ở trường THPT Trần Nhân Tông - Hà Nội

Tên biện pháp Mức độ cần thiết Giá trị TB x Xếp thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1. Nâng cao nhận thức của

CBQL và ĐNGV về tác dụng xây dựng hệ tham chiếu cho các tiêu chuẩn, tiêu chí trong Chuẩn nghề nghiệp

53 6 1

2,87 4

88.3% 10.0% 1.7%

2. Tổ chức cho đội ngũ giáo viên thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề nghiệp giáo viên

54 5 1

2.88 3

90% 8.3% 1.7%

3. Tổ chức triển khai thực hiện các công việc để đạt Chuẩn

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)