Biện pháp 2: Tổ chức cho đội ngũ giáo viên thảo luận, đúc rút bộ Chuẩn nghề

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 88)

nghề nghiệp giáo viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Việc hướng dẫn rõ ràng cụ thể về Chuẩn nghề nghiệp đối với GV có ý nghĩa quan trọng. Nắm vững về Chuẩn sẽ giúp cho GV tự đánh giá về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kỹ năng sư phạm của mình một cách cụ thể, chính xác, giúp mọi cán bộ, GV nhà trường nhận thức đầy đủ về Chuẩn nghề nghiệp GVTH, có ý thức rèn luyện

theo Chuẩn.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Tập hợp đủ các tài liệu gồm Chuẩn nghề nghiệp GVTH (phải đủ mỗi giáo viên có 1 bản để nghiên cứu và học tập); Hướng dẫn đánh giá giáo viên theo chuẩn; Phiếu ghi điểm GV tự đánh giá chấm điểm xếp loại, tổ chuyên môn đánh giá và hiệu trưởng đánh giá (mỗi GV 1 bản); Phiếu tổng hợp xếp loại GV của tổ chuyên môn và xếp loại GV của Hiệu trưởng (1 bản ), các chỉ báo mức độ của từng tiêu chí ( mỗi GV 1 bản). Các tài liệu trên cán bộ “nòng cốt” phải tự nghiên cứu kỹ trước khi triển khai.

Giúp cho GV hiểu được trong Chuẩn nghề nghiệp GVTH thì các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống được trình bày trên 5 tiêu chí, mỗi tiêu chí lại được thể hiện 4 yêu cầu… Các tiêu chí được thể hiện cụ thể kèm theo nội dung chứa đựng những dấu hiệu cơ bản phản ánh yêu cầu của tiêu chí đó.

Để xác định mức đạt được của tiêu chí theo các dấu hiệu mô tả mức (các chỉ báo của từng tiêu chí) cần phải dựa vào số liệu (các minh chứng ) từ các hoạt động trong năm học của GV làm căn cứ để đánh giá. Từng lĩnh vực trong Chuẩn được Ban giám hiệu nghiên cứu, phân chia vào các hoạt động trong năm học, ghi chép cẩn thận kết quả hoạt động của từng giáo viên, tổng hợp lại làm căn cứ đánh giá cuối năm. Tuỳ theo từng tiêu chuẩn mà có các căn cứ nhất định.

Như vậy, để tổ chức thảo luận thành công việc phân công cụ thể cá nhân (giáo viên, lãnh đạo) và tổ chức (nhóm, tổ chuyên môn, giám hiệu, đoàn thể…) chịu trách nhiệm thực hiện rất quan trọng. Thời gian triển khai công việc cần rõ ràng, từ thời gian bắt đầu thực hiện đến thời gian kết thúc, đảm bảo tính dân chủ và tính pháp lý. Nó phải là một công trình phát huy tốt trí tuệ, tâm huyết và sự đồng thuận của Hội đồng sư phạm khi mọi thành viên đều được tham gia thảo luận.

3.2.2.3. Cách thức triển khai biện pháp

Tổ chức cho cán bộ, GV và nhân viên trong toàn trường học tập nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp GVTH và hướng dẫn rõ ràng cụ thể cách đánh giá GV theo chuẩn về Chuẩn nghề nghiệp bằng nhiều hình thức như; phô tô tài liệu về chuẩn nghề nghiệp cho GV tự nghiên cứu, tổ chức sinh hoạt chuyên môn giới thiệu về chuẩn nghề nghiệp, tổ chức thảo luận về chuẩn nghề nghiệp ở tổ chuyên môn, khối lớp...giúp cho cán bộ, GV: Hiểu được bản chất của chuẩn; biết được quy trình đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp theo 3 bước: giúp giáo viên hiểu được tác dụng của chuẩn và xác định được mục tiêu để học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để phát

triển theo chuẩn và xây dựng kế hoạch để phấn đấu theo chuẩn cho chính bản thân.

Cán bộ quản lý nhà trường hướng dẫn giáo viên căn cứ vào các yêu cầu của hệ tham chiếu trong từng tiêu chuẩn, tiêu chí của bộ Chuẩn nghề nghiệp để đối chiếu, liên hệ với bản thân và tự đánh giá, xếp loại; yêu cầu mỗi giáo viên xác định cho mình một kế hoạch phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện được biện pháp này có hiệu quả cần phải có đầy đủ tài liệu để giáo viên nghiên cứu, thảo luận.

Nhà quản lý phải nghiên cứu kỹ các văn bản, tổ chức thảo luận cụ thể, có lộ trình cho từng giai đoạn, từng đối tượng để ĐNGV phát huy được phẩm chất và năng lực chuyên môn, qua đó đúc rút nhưng ý kiến có sự thống nhất cao. Các ý kiến cao về các nội dung sẽ được triển khai thực hiện.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)