Đặc điểm TN, KT XH và Giáodục – Đào tạo quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 46)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam của nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị. Phía Bắc giáp quận Hoàn Kiếm đi theo đường Nguyễn Du, sau đó chuyển sang phố Vạn Kiếp rồi ra bờ sông Hồng. Ranh giới tự nhiên phía Đông là sông Hồng (bên kia là quận Long Biên), phía Nam giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp quận Đống Đa và một phần nhỏ giáp quận Thanh Xuân dọc theo trục đường Lê Duẩn và đường Giải Phóng. Đây vốn là đất của huyện Thọ Xương xưa. Đầu thế kỉ XX, phần phía Bắc thuộc tỉnh Hà Nội, còn phần phía Nam thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông. Trước năm 1961 lập ra khu Hai Bà Trưng thuộc nội thành Hà Nội. Từ đó đến nay, quận Hai Bà Trưng luôn luôn được mở rộng.

Hiện nay, quận Hai Bà Trưng có diện tích tự nhiên: 10,09km², dân số 344.589 người; 20 phường và trụ sở UBND quận: số 32 phố Lê Đại Hành.

2.1.1.2. Kinh tế - Xã hội

Năm 2013, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của quận Hai Bà Trưng đều cơ bản hoàn thành. Giá trị sản xuất, thương mại, dịch vụ đạt 1.585 tỷ đồng (đạt 97% kế hoạch); quận Hai Bà Trưng cũng là địa bàn tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp của Trung ương và thành phố như dệt kim Đồng Xuân, cảng Hà Nội, cụm công nghiệp Minh Khai - Vĩnh Tuy với hàng chục xí nghiệp, nhà máy chủ yếu thuộc các ngành dệt, cơ khí, chế biến thực phẩm... Đây là điều kiện thuận lợi giúp quận tăng cường phát triển kinh tế. Hơn nữa, kinh tế nhiều thành phần trên địa bàn quận phát triển nhanh.

Hiện trên địa bàn quận có hơn 3.200 doanh nghiệp, trong đó 75% là thương mại, dịch vụ, còn lại là hoạt động công nghiệp. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 14,5%; doanh thu thương mại, du lịch, dịch vụ tăng hơn

20%; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn quận đạt 1003,841 tỷ đồng.

Về công tác xã hội: Hơn 5 năm qua quận đã hỗ trợ sửa chữa và xây dựng 167 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 1.231 hộ gia đình thoát nghèo, trên 34.000 lao động được giới thiệu việc làm. Đến nay, số hộ nghèo trong toàn quận còn 1.005 hộ.

Công tác y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình; công tác giáo dục đào tạo; công tác thông tin tuyên truyền và tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao tiếp tục giữ vững và đạt kết quả tốt trong nhiều năm qua.

Năm 2011, quận Hai Bà Trưng xác định tập trung phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo hướng dịch vụ - công nghiệp, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 12% và giá trị các ngành dịch vụ ngoài quốc doanh tăng 18%. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa đầu tư, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Quận cũng đặt mục tiêu quan tâm các đối tượng chính sách, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc dân sinh.

Dân số Quận không ngừng tăng. Nếu như năm 2004, toàn Quận có 306.409 người thì đến năm 2009 dân số của quận đã tăng lên 344.589 người, dự kiến năm 2020 dân số Quận sẽ tăng lên 430.000 người.

Với quy mô và phát triển dân số tăng nhanh như vậy đã có tác động rất lớn đến quy mô giáo dục của Quận. Trung bình mỗi năm tổng số học sinh ở các cấp của Quận tăng khoảng 900 học sinh. Do vậy hệ thống trường học ở các cấp học của Quận nhìn chung bị quá tải sẽ dẫn đến tình trạng thiếu trường, thiếu lớp học; đặc biệt là ở cấp học Mầm non và Tiểu học.

2.1.1.3. Giáo dục – Đào tạo

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), đất nước ta đã mạnh mẽ chuyển đổi cơ chế, thực sự bước vào thời kì đổi mới về mọi mặt, trước hết là về

kinh tế. Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Trung ương Bốn về “ Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo”, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển giáo dục đã thổi luồng sinh khí mới cho giáo dục. Tiếp theo đó là Nghị quyết Trung ương Hai khoá VIII về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá. Quán triệt các Nghị quyết của Trung ương và Thành uỷ, các cấp bộ Đảng và chính quyền quận đã đề ra các chương trình hành động, các giải pháp cụ thể phát triển GD & ĐT, khắc phục các tình trạng suy giảm của giáo dục vào những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tạo tiền đề cho sự nghiệp GD & ĐT chuyển biến mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận Hai Bà Trưng nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã đưa ra những định hướng chung về phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 -2015 là “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục những tồn tại yếu kém của nền kinh tế, huy động tốt các nguồn lực, phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao và bền vững; tạo sự chuyển biến mới về văn hoá - xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội; củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới”.

Đảng bộ và các cấp chính quyền Quận luôn quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Quận Hai Bà Trưng duy trì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục cấp THCS, từng bước hoàn thành phổ cập giáo dục cấp trung học; 100% các phường có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Hệ thống trường học phát triển rộng khắp, toàn Quận có 87 trường học trong đó 38 trường mầm non, 22 trường Tiểu học, 16 trường THCS, 6 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp, 01 trường chuyên biệt. Quận đã đa dạng hóa các loại hình giáo dục và các hình thức học tập. Đó là những thuận lợi, tiềm năng to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

2.1.2. Giới thiệu về sự hình thành và phát triển trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông – Hà Nội

Trường THPT Trần Nhân Tông tiền thân là trường cấp 3 tư thục Thăng Long năm 1960; Trường Trưng Vương 3B; Trường cấp 3 Quỳnh Mai; Trường THPT Bạch Mai. Từ năm học 1997 – 1998, trường chính thức đổi tên thành trường THPT Trần Nhân Tông.

Trải qua 52 năm xây dựng và phát triển, đặc biệt trong 15 năm trở lại đây trường THPT Trần Nhân Tông đã “Thay da, đổi thịt” trở thành một trong những địa chỉ tin cậy của ngành GD & ĐT thủ đô, với truyền thống nhà trường, thầy và trò trường THPT Trần Nhân Tông quyết tâm giữ vững mục tiêu đào tạo, tiến hành nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng đội ngũ, đổi mới phương pháp dạy học, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, với nhiều giải pháp đồng bộ thúc đẩy hoạt động giáo dục có hiệu quả. Nhờ đó, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100% trong nhiều năm liền, tỉ lệ thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt trên 70% . Từ năm 1997 đến nay, trường THPT Trần Nhân Tông liên tục nhà trường vinh dự được đón nhận danh hiệu: Trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và cao quý hơn cả là nhà trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 – một thành tích khẳng định sự cố gắng và kết quả đáng tự hào dành cho nhà trường. Bên cạnh đó, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Quận ủy, UBND quận Hai Bà Trưng, Sở GD & ĐT Hà Nội, cùng với thành tích của các năm học sẽ là động lực để thầy trò trường THPT Trần Nhân Tông phấn khởi tự tin bước vào gặt hái những thành công mới.

2.1.3. Thực trạng về giáo dục của trường THPT Trần Nhân Tông 2.1.3.1. Quy mô học sinh 2.1.3.1. Quy mô học sinh

Bảng 2.1: Số liệu về học sinh các năm học từ 2010 đến 2013

Năm học Số lớp Số HS Khối 12 Khối 11 Khối 10

Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 2010 – 2011 45 2122 15 709 16 771 14 642 2011 – 2012 40 1809 14 653 13 638 13 518 2012 - 2013 39 1727 13 629 13 529 13 569

(Nguồn: Trường THPT Trần Nhân Tông)

Trường THPT Trần Nhân Tông nằm trong tốp 10 trường có uy tín thuộc TP Hà Nội và đứng thứ 2 trong quận Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, hiện tại cơ sở vật chất của trường còn nhiều hạn chế (Phòng học là 21, phòng thực hành tin là 03, phòng bộ môn là 02), sân trường trật hẹp, không có sân tập thể dục riêng…Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường.

2.1.3.2. Chất lượng giáo dục

Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục các năm học từ 2010 đến 2013

Năm học Số HS Học lực Hạnh kiểm

Giỏi Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu

2010 – 2011 Tỉ lệ % 2122 170 1250 662 38 1850 266 6 0 8.0 58.9 31.2 1.8 87.2 12.5 0.3 0.0 2011 – 2012 Tỉ lệ % 1809 225 1077 448 52 1682 121 6 0 12.44 59.54 24.77 2.87 92.9 6.6 0.5 0.0 2012 – 2013 Tỉ lệ % 1727 265 993 422 45 1585 139 3 0 15.43 57.5 24.44 2.61 92.0 7.6 0.4 0.0 (Nguồn: Trường THPT Trần Nhân Tông) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.1: Kết quả học tập của học sinh từ năm 2010 đến 2013

Kết quả học sinh giỏi toàn diện còn khiêm tốn (chưa đạt 20%), vẫn còn học sinh học lực yếu (gần 3%). Để tiến tới là trường thuộc tốp đầu trong toàn thành phố nhà trường cần cải thiện 2 chỉ số trên: tăng số học sinh khá, giỏi, đặc biệt là học sinh giỏi toàn diện (trên 20%) và giảm số học sinh có học lực yếu dưới 1%.

Biểu đồ 2.2: Kết quả rèn luyện của học sinh từ năm 2010 đến 2013 Quan sát kết quả thống kê và nghiên cứu thực tế tại nhà trường cho thấy: đa số

95%). Tuy nhiên vẫn còn một số bộ phận học sinh chưa có ý thức tự giác, do đó còn thờ ơ xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường dẫn tới vi phạm nội quy, quy chế (HK yếu …). Nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh , đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của xã hội song công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan còn bộc lộ những hạn chế và bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục đạo đức trong giai đoạn hiện nay.

Với việc duy trì chất lượng đại trà, chất lượng đào tạo của nhà trường còn thể hiện qua kết quả thi HSG các cấp, qua số lượng học sinh thi đỗ các trường ĐH – CĐ. Trường THPT Trần Nhân Tông nằm trong địa bàn quận Hai Bà Trưng, một trong bốn quận nội thành của Thành phố Hà Nội. Đây là một thuận lợi cho trường để có thể tiếp cận với những cơ hội học tập và rèn luyện cho hoc sinh, đặc biệt là công tác bồi dưỡng HSG và ôn luyện thi ĐH – CĐ nên số lượng học sinh đạt giải các cấp hoặc thi đỗ vào các trường ĐH – CĐ đều tăng, điều này thể hiện nỗ lực học tập của học sinh và giảng dạy của các thầy cô giáo.

Bảng 2.3: Số HSG và thi đỗ Đại học – Cao đẳng

Năm học HS toàn trường Số HS lớp 12 Tỉ lệ đỗ ĐH - CĐ HSG QG HSG cấp Thành phố Nhất Nhì Ba KK 2010 - 2011 2122 709 72.5% 03 0 1 2 0 2011 – 2012 1809 653 76.8% 01 0 0 1 0 2012 - 2013 1727 629 81.3% 04 0 1 2 1

2.1.4. Thực trạng về đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông 2.1.4.1. Số lượng và trình độ đào tạo 2.1.4.1. Số lượng và trình độ đào tạo

Bảng 2.4: Cơ cấu và trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên

STT Môn Số lượng Nữ Đảng viên Trình độ chuyên môn Chưa đạt chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn 1 Văn 12 12 5 0 6 6 2 Sử 5 5 1 0 2 3 3 Địa 6 5 2 0 3 3 4 Anh văn 11 11 1 0 9 2 5 GDCD 3 3 2 0 2 1 6 Toán 15 12 6 0 11 4 7 Lý 10 5 6 0 4 6 8 Hóa 9 8 1 0 3 6 9 Sinh 6 6 1 0 2 4 10 TD 6 0 3 0 6 0 11 Tin 5 4 1 0 4 1 12 Kỹ CN – NN 4 4 1 0 4 0 13 Quốc phòng 3 0 1 0 3 0 Tổng 94 85 31 0 59 36 Tỉ lệ % 76.8 33.0 0 62.7 38.3

(Nguồn: Trường THPT Trần Nhân Tông – năm 2013)

Quan sát số liệu thống kê ta thấy hiện tại đội ngũ giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo là tương đối cao so với lực lượng chung của toàn thành phố. Tuy tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo cao song xét trên góc độ từ thực tiễn quản lý, tác giả nhận thấy, năng lực sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn, trình độ

khác, ở một số bộ môn, trình độ đạt trên chuẩn còn ít như môn Toán, Ngoại Ngữ, Ngữ Văn…Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao năng lực đội ngũ, nhà trường cần có nhiều hơn nữa những chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích nhằm xây dựng một đội ngũ ổn định về số lượng, phát triển về chất lượng chuyên môn nghề nghiệp.

Xét về cơ cấu giáo viên như trên cũng đảm bảo tỉ lệ 2.25 GV/lớp (mỗi lớp quy định tại Thành phố Hà Nội là 40hs/lớp); Tuy nhiên, xét về số lượng từng bộ môn sẽ có một số bộ mộ hiện đang thừa song có bộ môn lại thiếu, ví dụ: môn Lý, Hóa thừa bình quân 1.5 GV, môn Tin, GDQP thừa bình quan là 1.1 GV; hiện nay, có một số bộ môn có số tiết thực dạy chưa đạt định mức quy định 17 tiết/ tuần.

Bảng số liệu trong những năm gần đây cũng cho thấy cơ cấu giáo viên nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam chiếm tới 76.8%, sự chênh lệch về giới tính khiến công việc quản lý có gặp chút khó khăn, do phụ nữ thường nghỉ chế độ như thai sản, ốm hoặc theo thiên chức người vợ, người mẹ trong gia đình nên việc tự đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Điều này đòi hỏi công tác quản lý đội ngũ giáo viên của nhà trường cần quan tâm chú ý đến các điều kiện, khả năng của giới tính để tìm ra những biện pháp quản lý, bố trí nhiệm vụ phù hợp và thuận lợi.

2.1.4.2. Độ tuổi

Bảng 2.5: Thống kê độ tuổi của đội ngũ giáo viên từ năm 2010 đến 2013

STT Độ tuổi Số lượng % Ghi chú

1 Dưới 30 07 7.4%

2 Từ 30 đến 45 tuổi 55 58.5%

3 Trên 45 tuổi 32 34.1%

Tổng 94

Quan sát vào bảng cơ cấu theo độ tuổi của đội ngũ giáo viên trường THPT Trần Nhân Tông trong thời gian qua tác giả thấy:

Về mặt mạnh của đội ngũ giáo viên: Giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 45 có 55 người, chiếm 58.5%. Đây là lực lượng lao động trẻ, sức khỏe tốt, chuyên môn vững vàng, có khả năng tiếp thu cái mới nhanh, năng động nhiệt tình, tự tin, có bản lĩnh nghề nghiệp, đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệp thực tế. Giáo viên trên 45 tuổi có 32 người, chiếm tỉ lệ 43.1%. Số giáo viên trong độ tuổi này đã được rèn luyện, phấn đấu trong thời gian dài, họ đã có kinh nghiệm, có uy tín trong đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.

Mặt hạn chế của đội ngũ giáo viên, trước thực tế nhìn vào tuổi đời của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trần nhân tông hà nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 46)