Một số biện pháp mà chi nhánh áp dụng để giảm thiểu RRTD

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 57)

5. Nội dung của khóa luận

2.2.2Một số biện pháp mà chi nhánh áp dụng để giảm thiểu RRTD

2.2.2.1 Tuân thủ quy trình cho vay

Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra.

Quy trình cho vay tại ngân hàng Á Châu được thực hiện thông qua các bước cơ bản sau:

- Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ

Tại Sở giao dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch, khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn về thủ tục, điều kiện và các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết. Và việc này được thực hiện bởi nhân viên quản lý và phát triển khách hàng (A/O) hoặc nhân viên dịch vụ tín dụng (Loan CSR).

- Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình

Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành gửi hồ sơ tài sản đảm bảo cho nhân viên định giá tài sản (A/A) (tại trung tâm định giá tài sản trực thuộc hội sở) để định giá tài sản thế chấp, cầm cố. Nhân viên A/A sẽ lập tờ trình thẩm định tài sản sau khi đã thẩm định tài sản đảm bảo. Tiếp đến nhân viên A/O cũng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định

về tư cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm : việc kiểm tra hồ sơ pháp lý (chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp nhân,…), kiểm tra lịch sử vay - trả của khách hàng kể cả với các ngân hàng khác qua Trung tâm thông thông tin tín dụng của NHNN (CIC) để đánh giá uy tín của khách hàng, đồng thời kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp (những thông tin này sẽ được phân tích và tính toán thành các nhóm chỉ tiêu như: khả năng tạo ra lợi nhuận, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, cơ cấu nguồn vốn tài trợ và cuối cùng là khả năng thanh toán của khách hàng) để từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng, đồng thời tiến hành phân tích phương án vay vốn trên các mặt: phương án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký hay không, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phương án trên, nguồn trả nợ cho phương án vay đó có phù hợp và đảm bảo hay không. Việc thẩm định phương án vay vốn để đạt được hiệu quả cao đòi hỏi nhân viên A/O phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có được những nhận định chính xác về tính khả thi cũng như hiệu quả của mỗi phương án.

Ngoài ra nhân viên A/O còn phải cập nhật những thông tin về khách hàng vào phần mềm chấm điểm tín dụng nhằm để đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét tư cách khách hàng.

- Quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng

Sau khi hoàn thành tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên A/O sẽ tiến hành trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng. Sau đó, nhân viên A/O sẽ tiến hành photo hồ sơ gửi cho thư ký ban tín dụng/hội đồng tín dụng (để thư ký gửi đến các thành viên ban tín dụng/hội đồng tín dụng). Tại buổi họp ban tín dụng/hội đồng tín dụng, nhân viên A/O

sẽ trình bày với các thành viên về nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng, phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của mình về khoản vay mà khách hàng đã đề nghị. Các thành viên ban tín dụng/hội đồng tín dụng sẽ trực tiếp phỏng vấn các vấn đề có liên quan đến khách hàng vay đối với nhân viên A/O. Sau khi các thành viên đã trao đổi và thống nhất ý kiến cho vay hay không cho vay và các điều kiện cần thiết khi được cho vay, thư ký sẽ lập biên bản họp ghi nhận lại các ý kiến thống nhất của các thành viên ban tín dụng/hội đồng tín dụng và sau đó sẽ lập phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên A/O. Tối đa hai ngày làm việc kể từ ngày ban tín dụng/hội đồng tín dụng quyết định cho vay hoặc không cho vay, nhân viên A/O hoặc nhân viên Loan CSR phải thông báo kết quả cho khách hàng.

- Hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của ban tín dụng/hội đồng tín dụng, nhân viên A/O chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho nhân viên Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân. Nhân viên Loan CSR tiến hành chuyển hồ sơ tài sản đảm bảo kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO). Nhân viên LDO chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo cho khoản vay.

- Nhận và quản lý tài sản đảm bảo

Khi khách hàng đã hoàn tất thủ tục pháp lý về tải sản đảm bảo nợ vay, nhân viên LDO sẽ tiến hành thủ tục nhận và quản lý tài sản thế chấp, cầm cố theo quy định.

- Lập hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ

Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của ban tín dụng/hội đồng tín dụng đã được thực hiện hoàn tất, nhân viên Loan CSR tiến hành so ạ n hợ p đồng tín dụng/khế ước nhận nợ, chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.

- Tạo tài khoản vay và giải ngân

Căn cứ vào hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ, nhân viên Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng. Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ thông tin và kết nối về tài sản đảm bảo, nhân viên Loan CSR phối hợp với nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay. Sau đó nhân viên giao dịch (Teller) sẽ thực hiện giải ngân cho khách hàng.

- Kiểm tra, theo dõi khoản vay - thu nợ gốc và lãi vay

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, nhân viên A/O và Loan CSR sẽ thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước ngày năm (5) hàng tháng. Nhân viên Loan CSR có trách nhiệm soạn thư báo nợ gốc và lãi vay đến hạn. Nhân viên A/O và Loan CSR tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay.

Nhân viên A/O phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng sau khi giải ngân để đảm bảo các khoản vay được sử dụng đúng mục đích. Khi kiểm tra, nhân viên A/O phải lập biên bản kiểm tra (theo mẫu). Nếu khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng thì nhân viên A/O tiến hành lập tờ trình báo cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình.

2.2.2.2 Áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

- Mục đích:

suất, biện pháp bảo đảm tiền vay phê duyệt hay không phê duyệt.

+ Giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang dư nợ lường trước được rủi ro để có biện pháp kịp thời.

+ Ước lượng mức vốn đã cho vay có khả năng không thu hồi được để trích lập dự phòng.

- Hướng dẫn chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp:

Chi nhánh phân chia khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao như theo bảng sau:

Bảng 2.16 Chấm điểm xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Hạng Số điểm AAA 92.4 – 100 AA 84.8 – 92.3 A 77.2 – 84.7 BBB 69.6 – 77.1 BB 62 – 69.5 B 54.4 – 61.9 CCC 46.8 – 54.3 CC 39.2 – 46.7 C 31.6 – 39.1 D < 31.6

(Nguồn: Tài liệu lưu hành nội bộ ngân hàng TMCP Á Châu Chùa Hà)

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp.

Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính.

Bước 5: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp.

Bước 6: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

- Hướng dẫn chấm điểm khách hàng cá nhân:

Chi nhánh phân chia khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao như theo bảng sau:

Bảng 2.17 Chấm điểm xếp hạng khách hàng cá nhân

Loại Mức độ rủi ro Điểm sô

Aaa Thấp >= 410 Aa Thấp 351 – 400 a Thấp 301 – 350 Bbb Thấp 251 – 300 Bb Trung bình 201 – 250 b Trung bình 151 – 200 Ccc Trung bình 101 – 150 Cc Cao 51 – 100 c Cao 0 – 50 d Cao <0

(Nguồn: Tài liệu lưu hành nội bộ ngân hàng TMCP Á Châu Chùa Hà)

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng cá nhân. Bước 2: Chấm điểm các thông tin các nhân cơ bản. Bước 3: Chấm điểm tiêu chi quan hệ với ngân hàng. Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng.

2.2.2.3 Tuân thủ việc trích lập dự phòng RRTD

Hoạt động phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng của ngân hàng được thực hiện theo Quyết định 493/QĐ-NHNN, Quyết định 18/QĐ-NHNN của NHNN Việt Nam.

Một số căn cứ để phân loại nhóm nợ của NHTMCP Á châu Chùa Hà: - Căn cứ vào đánh giá chủ quan của ngân hàng về các dấu hiệu rủi ro. - Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính của khách hàng.

- Thái độ khách hàng trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 57)