Hoàn chỉnh hệ thống công nghệ thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 75)

5. Nội dung của khóa luận

3.2.2Hoàn chỉnh hệ thống công nghệ thông tin tín dụng

Hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình thẩm định và ra quyết định cho vay của ngân hàng, góp phần lựa chọn khách hàng va hạn chế rủi ro tín dụng. Hiện nay hệ thống thông tin của ngân hàng dù có nhưng không kịp thời và hiệu quả trong việc cung cấp số liệu và đôi khi số liệu đưa ra lại không xác thực với thực thế tại doanh nghiệp.

Để nâng cao chất lượng thông tin tỏng chi nhánh cần có các biện pháp sau:

- Thiết lập hệ thống thông tin đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau từ

+ Hồ sơ vay vốn của khách hàng: các thông tin này phải được kiểm toán bởi các cơ quan kiểm toán có uy tín và thẩm quyền. Nếu báo cáo tài chính chưa được kiểm toán thì cán bộ tín dụng cần thận trọng xem xét thêm các nguồn thông tín khác như từ báo cáo thuế…

+ Qua tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như phỏng vấn, phát phiếu điều tra… để tìm hiểu thêm thông tin từ khách hàng, đánh giá mức độ hợp tác và trung thực của khách hàng.

+ Tìm hiểu thêm thông tin từ đối tác, bạn hàng của khách hàng…

+ Liên hệ với các ngân hàng khác để tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng nếu khách hàng đã có quan hệ vay vốn với các ngân hàng khác trước đó.

- Quản lý thông tin khoa học, thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin:

+ Khi tiếp cận hồ sơ khách hàng cần phân tích theo hướng chuyên môn hóa các khoản vay, từ đó sắp xếp thông tin theo loại hình cho vay, thuận lợi cho công tác tra cứu sau này khi thực hiện cho vay với các món vay có hình thức tương tự.

+ Tài liệu lưu trữ phải theo một mẫu thống nhất quy chuẩn, dễ dàng cho việc tìm kiếm, tiếp cận thông tin.

- Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin giữa các ngân hàng về thông tin của khách hàng:

Hiện nay các ngân hàng thường giữ bí mật các thông tin khách hàng để tăng tính cạnh tranh. Điều này đã tiềm ẩn nhiều rủi ro khi khách hàng có ý định lừa đảo hay chiếm đoạt. Ví dụ như cùng một loại tài sản đảm bảo cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng. Do đó, cần tăng cường trao đổi thông tin giữa các ngân hàng với nhau.

- Hoàn thiện đầy đủ mạng thông tin cần thiết trong ngân hàng:

Để tạo điều kiện cung cấp các thông tin chính xác hạn chế các rủi ro trong công tác đánh giá khách hàng và dự án đầu tư cũng như định giá các tài sản bảo đảm, ngân hàng cần có sự hoàn thiện các mạng thông tin như: mạng thông tin diện rộng, kết nối trực tuyến với các mạng nội bộ của tất cả các chi nhánh trong hệ thống, mạng nội bộ, mạng internet, mạng SWIFT, mạng thanh toán thẻ,…

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tự động

Một trong những bộ phận được ngân hàng thương mại sử dụng là trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các tổ chức tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung

tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời.

Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo.

Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hơn nữa NHNN cũng cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các ngân hàng thương mại hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như: báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 75)