Trích lập dự phòng RRTD theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 83)

5. Nội dung của khóa luận

3.2.10 Trích lập dự phòng RRTD theo chuẩn mực kế toán quốc tế

quyết định 493/NHNN nhưng cách trích lập này lại có một số hạn chế sau: - Tiêu chí phân loại nợ vẫn dựa trên thời gian nợ quá hạn chứ chưa dựa trên đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay. Điều này thể hiện nhóm nợ chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng tín dụng.

- Các khoản nợ cùng một nhóm thì trích lập dự phòng theo tỷ lệ như nhau khiến cho dự phòng các khoản nợ chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của nó. Ví dụ nhóm 2 bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày sẽ trích lập 5% trong khi thực tế các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 179 ngày có mức độ rủi ro khác nhau.

- Quyết định này chưa thực hiện phân loại các cam kết ngoại bảng mà đưa cam kết này cho vào nhóm một để tính dự phòng chung bất kể mức độ rủi ro của các cam kết này là khác nhau.

- Về điểm trích lập dự phòng quý IV là dựa vào số dư cuối ngày 30/11. Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 30/11 đến 30/12 tình hình tài chính của các doanh nghiệp có thể có sự khác biệt nên mức độ dự phòng được tính tại 30/11 được trình bày trên báo cáo tài chính không phản ánh mức độ rủi ro và chất lượng tín dụng tại thời điểm báo cáo.

Từ các nhược điểm trên, ngân hàng Á Châu Chùa Hà nên trích lập các khoản cho vay theo ISA 39 (chuẩn mực kế toán quốc tê).

ISA quy định: nếu có bằng chứng khách quan về việc giảm giá trị các khoản cho vay các các khoản thu hay các công cụ tài chính nắm giữ đến kỳ đáo hạn được ghi sổ theo giá gốc, thì giá trị giảm giá được xác định bằng số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản và giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai (không tính đến các RRTD chưa phát sinh) được chiết khấu theo lãi suất thực gốc của tài sản đó (nói cách khác là lãi suất thực được tính toán tại thời điểm ban đầu). Giá trị ghi sổ của tài sản được ghi giảm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc sử dụng tài sản trung gian, phần giá trị giảm sẽ được

ghi nhận vào lãi lỗ.

Như vậy, cơ sở để tính dự phòng cho một tài sản theo ISA 39 là dựa vào nguyên tắc “chiết khấu dòng tiền”. Cách tính dự phòng này sẽ cho kết quả dự phòng chính xác hơn cho từng khoản nợ.

Theo ISA 39, các khoản cho vay cũng được chia thành 5 nhóm như theo Quyết định 493/QĐ-NHNN nhưng dự phòng cụ thể được tính cho nhóm nợ 3,4,5 và dự phòng chung được tính cho nhoms và nhóm 2.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w