Thực trạng RRTD tại chi nhánh Chùa Hà

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 48)

5. Nội dung của khóa luận

2.2.1 Thực trạng RRTD tại chi nhánh Chùa Hà

2.2.1.1 Tình hình nợ quá hạn

Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh được khái quát qua bảng sau:

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền % tăng giảm Số tiền % tăng giảm Tổng dư nợ 855.10 1128.60 31.98% 1360.20 20.52%

Tổng NQH 16.25 25.39 56.25% 39.31 54.82%

Tỷ lệ NQH 1.90% 2.25% 2.89%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn nhìn chung có xu hướng tăng lên qua các năm.

Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang bắt đầu chịu hậu quả kinh tế suy thoái từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên với những nỗ lực của chính phủ mà đặc biệt là gói cứu trợ với lãi suất ưu đãi 4% đã giúp cho tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trở nên tốt hơn tránh được nguy cơ phá sản hàng loạt. Con số nợ quá hạn của chi nhánh cũng là thấp nhất trong 3 năm với 16.25 tỷ đồng tương ứng với 1.9% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2010 và 2011 dường như được dự báo là đầy thách thức với kinh tế Việt Nam khi mà dư âm của cuộc khủng hoảng ngày càng nặng nề hơn. Lạm phát năm 2010 và 2011 đã vượt lên trên 2 con số lần lượt là 11.75% và 18.58% đồng thời các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh cũng có chiều hướng xấu đi cụ thể năm 2010 là 2.25% và 2011 là 2.89%. Do vậy, chi nhánh cần đẩy mạnh hạn chế rủi ro hơn nữa trong qua trình cho vay.

- Phân tích cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn

Bảng 2.9 Cơ cấu nợ quá hạn theo kỳ hạn

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền (tỷ Tỷ trọng Số tiền (tỷ Tỷ trọng Số tiền (tỷ Tỷ trọng

đồng) đồng) đồng)

NQH ngắn hạn 10.14 62.42% 14.35 56.51% 20.09 51.11% NQH trung dài

hạn

6.11 37.58% 11.04 43.49% 19.22 48.89%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Bảng số liệu chỉ ra nợ quá hạn của chi nhánh chủ yếu là nợ ngắn hạn chiếm tới trên 50% tổng nợ quá hạn. Trong khi tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm thì nợ quá hạn trung và dài hạn lại có xu hướng tăng lên. Đặc biệt nợ quá hạn trung hạn lại có tỷ lệ tăng tỷ trọng khá nhanh với 48.89% năm 2011, gấp 1.3 lần năm 2008. Mặc dù sự giảm nợ quá hạn ngắn hạn và tăng nợ quá hạn trung dài hạn cũng theo xu hướng với sự giảm tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và tăng tỷ trọng dư nợ trung dài hạn qua các năm nhưng việc tỷ trọng nợ quá hạn trung dài hạn tăng nhanh như vậy cũng phản ánh chất lượng tín dụng không tốt ở kỳ hạn này của chi nhánh. Vì thế, chi nhánh cần tăng cường thẩm định và giám sát các khoản vay để đánh giá đúng rủi ro các dự án trung dài hạn.

- Phân tích nợ quá hạn theo loại tiền

Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn theo loại tiền

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011

Tổng NQH 16.25 25.39 39.31

NQH VND=a 12.04 20.36 34.51

Tỷ lệ NQH VND=a/b 1.98% 2.19% 2.93%

Tỷ trọng NQH VND 74.1% 80.2% 87.8%

NQH ngoại tệ quy VND=c 4.21 5.03 4.8

Dư nợ ngoại tệ quy VND=d 246.01 201.23 183.63 Tỷ lệ NQH ngoại tệ quy VND =c/d 1.71% 2.50% 2.61% Tỷ trọng NQH ngoại tệ quy đổi VND 25.9% 19.8% 12.2%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ NQH VND/ dư nợ VND tăng dần qua 3 năm từ 1.98% năm 2009 tới 2.93% năm 2011. Tỷ lệ này tăng lên cùng với quy mô các khoản dư nợ VND chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay bằng VND vẫn chưa được cải thiện, chứa đựng nhiều rủi ro.

Tỷ lệ NQH ngoại tệ quy đổi VND/ dư nợ ngoại tệ quy đổi VND tăng lên từ 1.71% năm 2009 đến 2.61% năm 2011 trong khi dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi VND lại giảm trong 3 năm qua cho thấy công tác quản lý chất lượng các khoản cho vay ngoại tệ của ngân hàng không tốt.

Tỷ trọng cho vay theo loại tiền thì NQH VND luôn chiếm tỷ trọng lớn từ 70% trở lên và có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Điều này một phần là do chính sách cho vay của ngân hàng chủ yếu cho vay VND, chưa qua tâm nhiều đến cho vay thanh toán xuất nhập khẩu khi mà vấn đề khủng hoảng kinh tế đang có ảnh hưởng sâu rộng vào các nền kinh tế phương tây nơi mà được coi là các quốc gia xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

- Phân tích nợ quá hạn theo ngành nghề

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Qua biểu đồ trên ta thấy nợ quá hạn trong lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất với trên 70% tổng nợ quá hạn, tiếp đến là lĩnh vực thương mại và dịch vụ, ngành khác và cuối cùng thấp nhất là nông nghiệp, điều này cũng phù hợp với tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các ngành trong 3 năm qua. Xu hướng tỷ trọng nợ quá hạn của các ngành từ 2009 đến 2011 cụ thể như sau:

Tỷ trọng nợ quá hạn ngành công nghiệp và nông nghiệp có xu hướng tăng lên với con số từ 73.1% đến 79.2% ngành công nghiệp từ 3.4% đến 4.1% đối với ngành nông nghiệp. Ngược lại ở lĩnh vực thương mại dịch vụ và ngành khác lại có xu hướng giảm với tỷ trọng từ 15.7% xuống 12.4% trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và từ 7.8% xuống 4.3% đối với ngành khác.

Một điều đáng chú ý là trong khi xu hướng tỷ trọng nợ quá hạn các lĩnh vực như công nghiệp, thương mại dịch vụ và ngành khác tương ứng với xu hướng của tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các ngành này thì tỷ trọng nợ quá hạn ngành nông nghiệp lại co xu hướng tăng lên trong khi dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay ngành này lại co xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy không chỉ chất lượng tín dụng ở các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ và ngành khác chưa được cải thiện mà rủi ro tín dụng đối với ngành nông nghiệp còn có xu hướng xấu đi nên chi nhánh cần có những biện pháp kịp

thời để nâng cao chất lượng tín dụng giảm thiểu rủi ro trong thời gian tới đối với mỗi ngành nghề.

- Phân tích nợ quá hạn theo đối tượng

Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng NQH 16.25 25.39 39.31 NQH DNQD=a 1.53 5.92 15.45 Tỷ trọng NQH DNQD 9.4% 23.3% 39.3% Dư nợ DNQD=b 135.1 181.7 235.3 Tỷ lệ NQH DNQD=a/b 1.13% 3.26% 6.57% NQH DNNQD=c 14.72 19.47 23.86 Tỷ trọng NQH DNNQD 90.6% 76.7% 60.7% Dư nợ DNNQD=d 720 946.9 1124.9 Tỷ lệ NQH DNNQD=c/d 2.04% 2.06% 2.12%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Nhìn vào bảng trên ta thấy nợ quá hạn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn với trên 60% tổng nợ quá hạn, điều này một phần do chính sách cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng.

Việc kiểm soát chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp quốc doanh của chi nhánh là chưa tốt khi mà qua 3 năm tỷ trọng dư nợ cho vay tăng lên nhưng tỷ trọng và tỷ lệ nợ quá hạn đều tăng nhanh do năng lực hoạt động và cạnh tranh của các doanh nghiệp này chưa cao trước ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng.

Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì chi nhánh đã có những biện pháp đẩy mạnh chất lượng thẩm định tín dụng khi nền kinh tế trong và ngoài nước nhiều biến động nên mức độ tỷ trọng quá hạn đều có xu hướng

giảm còn tỷ lệ nợ quá hạn thì tăng không đáng kể dù dư nợ đối với lĩnh vực này vẫn tăng cho thấy chi nhánh đã cải thiện khá tốt mức độ rủi ro tín dụng trong những năm gần đây.

2.2.1.2 Tình hình thu nợ và hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh

Bảng 2.12 Tình hình thu nợ và sử dụng vốn của chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Doanh số cho vay 1003.3 1139.6 1362.4

Doanh số thu nợ 762.5 866.1 1130.8

Dư nợ bình quân 787.74 991.85 1244.4

Hệ số thu nợ 76% 76% 83%

Vòng quy vốn tín dụng ( vòng) 0.97 0.87 0.91

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Từ bảng trên ta thấy tình hình thu hồi nợ của chi nhánh đã đạt được thành tựu đáng kế khi đẩy mạnh công tác thu hồi vốn. Cụ thể tỷ lệ thu hồi vốn tăng từ 76% năm 2009 lên 83% năm 2011 cho thấy công tác thu hồi vốn của chi nhánh áp dụng đem lại hiệu quả tích cực trong năm 2011.

Mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn vẫn chưa tốt khi mà mức độ luân chuyển vốn vẫn còn nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm qua 3 năm, cụ thể từ 0.97 vòng năm 2009 xuống 0.91 vòng năm 2011.

Do vậy, mặc dù đã đạt được sự tiến bộ trong việc thu hồi vốn nhưng chi nhánh cần nâng cao việc sử dụng vốn, nâng cao chất lượng tín dụng cùng với đẩy mạnh thu hồi vốn tránh để tình trạng ứ đọng do cho vay ra nhanh mà thu hồi chậm.

2.2.1.3 Tình hình cơ cấu nợ của chi nhánh

Bảng 2.13 Cơ cấu các nhóm nợ

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Tổng dư nợ 855.10 1128.60 1360.20 Nợ nhóm 1 838.85 98.10% 1103.21 97.75% 1320.89 97.11% Nợ nhóm 2 3.16 0.37% 6.88 0.61% 14.55 1.07% Nợ nhóm 3 4.53 0.53% 7.67 0.68% 11.43 0.84% Nợ nhóm 4 4.36 0.51% 6.66 0.59% 8.84 0.65% Nợ nhóm 5 4.19 0.49% 4.18 0.37% 4.49 0.33% Nợ xấu 13.08 1.53% 18.51 1.64% 24.76 1.82%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Qua bảng trên ta thấy nợ nhóm 1 của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 97%. Mặc dù tỷ trọng này có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn đảm bảo trong điều kiện cho phép. Tỷ trọng nợ nhóm 2,3 và 4 có xu hướng tăng lên nhưng nợ nhóm 5 lại có xu hướng giảm xuống qua các năm và chỉ có 0.33% trong năm 2011. Tình hình nợ xấu của chi nhánh mặc dù vẫn nằm trong ngưỡng an toàn (dưới 5%) nhưng lại co xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2009 nợ xấu là 13.08 tỷ đồng chiếm 1.53% tổng dư nợ và con số này đến năm 2011 đã tăng 89.29% lên thành 24.76 tỷ đồng chiếm 1.82% tổng dư nợ.

Nhìn chung ta thấy chi nhánh cần phải tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng để tăng tỷ trọng nợ nhóm 1 và mặc dù ngân hàng đã và đang kiểm soát tốt nợ nhóm 5 nhưng nợ nhóm 2,3 và 4 cũng cần có những biện pháp cải thiện để giảm nợ xấu trong các năm tới.

2.2.1.4 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Bất kỳ một NHTM nào dù quản lý rủi ro giỏi đến đâu cũng không thể triệt tiêu hết rủi ro tín dụng. Do đó, để chủ động trong quá trình hạn chế rủi ro tín dụng cũng như giảm thiểu thiệt hại do loại rủi ro này gây ra thì ngân hàng có thể áp dụng nhiều biện pháp trong đó trích lập dự phòng RRTD là một biện

pháp hiệu quả để giảm thiệt hại cho ngân hàng.

- Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh qua các năm như sau:

Bảng 2.14 Tình hình trích lập dự phòng rủi ro

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

DPRR đã trích 30.08 35.17 44.57

Tỷ lệ DPRR đã trích / tổng dư nợ 3.52% 3.12% 3.28%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh có xu hướng tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng dư nợ. Điều này cũng phản ánh đúng xu hướng theo sự tăng lên của nợ xấu và phần nào cho thấy chi nhánh rất chú trọng đến công tác trích lập dự phòng tín dụng theo quy định của NHNN.

- Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro.

Bảng 2.15 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 DPRR đã trích 30.08 35.17 44.57 Nợ xấu 13.08 18.51 24.76 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro 230% 190% 180%

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Từ bảng số liệu ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của chi nhánh đều lớn hơn 1 cho thấy dự phòng trích lập có khả năng bù đắp được các khoản nợ xấu phát sinh. Tuy nhiên tỷ lệ bù đắp rủi ro của chi nhánh lại có xu hướng giảm qua các năm từ 230% năm 2008 xuống còn 180% năm 2011. Mặc dù vẫn đảm bảo an toàn về khả năng bù đắp rủi ro nhưng chi nhánh cần cẩn trọng trong khâu trích lập tránh cho tỷ lệ này xuống dưới 1 để tạo khả năng bù đắp

rủi ro an toàn.

Như vây, qua tất cả những số liệu và phân tích các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng thì ta thấy rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề cấp thiết của chi nhánh từ trước tới nay. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng khiến cho chi nhánh vẫn phải đối mặt với nguy cơ cao về RRTD. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh, uy tín của chi nhánh nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng Á Châu nói chung vì thế chi nhánh luôn cần phải tìm ra những biện pháp thiết thực và hiệu quả để hạn chế RRTD trong tình hình kinh tế ngày càng phức tạp.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w