Bài học rút ra cho các ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 30)

5. Nội dung của khóa luận

1.3.2. Bài học rút ra cho các ngân hàng Việt Nam

Từ các bài học và kinh nghiệm trên có thể rút ra được một số bài học kinh

nghiệm để hạn chế rủi ro tín dụng cho các ngân hàng Việt Nam, đó là:

- Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng phải tách bạch, phân công rõ ràng chức năng của từng bộ phận và tuân thủ các khâu trong quá trình giải quyết các khoản vay.

- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng, tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng.

- Tổ chức thẩm định kỹ lưỡng về dòng tiền, lãi lỗ, báo cáo tài sản trước khi cấp các khoản tín dụng mới.

- Xây dựng chính sách và quy trình thủ tục chặt chẽ để nhận dạng, hạn chế RRTD.

- Thường xuyên rà soát, giám sát khoản vay, đánh giá tình hình nợ của khách hàng để có biện pháp kịp thời hạn chế RRTD.

- Gia tăng tài sản bảo đảm bằng nhiều hình thức để nâng cao trách nhiệm của khách hàng với khoản vay và tạo nguồn thu thứ hai khi rủi ro xảy ra.

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Trong chương 1 đã làm rõ được một số vấn đề:

Lý luận cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng ngân hàng. Khát quát về tín dụng, rủi ro tín dụng ngân hàng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hệ

thống ngân hàng và nền kinh tế.

Nghiên cứu kinh nghiệm hạn chế rủi ro từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, từ ngân hàng Citibank và ngân hàng ANZ để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trong chương 1 chỉ là về lý luận, còn việc áp dụng các lý luận này vào trong thực tiễn mỗi ngân hàng là không giống nhau. Cần phải có sự phân tích đúng đắn, cẩn thận mỗi ngân hàng, để từ đó áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng một các hợp lý và có hiệu quả hơn.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH CHÙA HÀ

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 30)