Hậu quả của RRTD

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 27)

5. Nội dung của khóa luận

1.2.6.Hậu quả của RRTD

1.2.6.1 Đối với ngân hàng

RRTD sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng do ngân hàng mất khả năng thu hồi vốn gốc và lãi, tổn thất trước hết đến lợi nhuận và sau đó là vốn tự có của ngân hàng. Bên cạnh đó, vốn sự dụng cho vay chủ yếu là vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng vì trong trường hợp nợ xấu ngân hàng phải sự dụng nguồn vốn tự có của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đó thì ngân hàng sẽ không đủ vốn để trả cho người tiền thì ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn đến phá sản. Như vậy, RRTD có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng.

1.2.6.2 Đối với nền kinh tế - xã hội

Bắt nguồn từ bản chất và chức năng ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại nên thực chất quyền sở hữu những khoản cho vay là quyền sở hữu của người gửi tiền vào ngân hàng. Bởi vậy khi RRTD xảy ra

thì không những ngân hàng chịu thiệt hại mà quyền lợi của người gửi bị ảnh hưởng đồng thời tổn thất của ngân hàng làm gia tăng quan ngại về tài chính công cũng như khả năng xảy ra tình trạng đổ xô rút tiền ngân hàng.

Bên cạnh đó ngày nay hoạt động ngân hàng cũng mang tính xã hội cao nên khi RRTD xảy ra nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội. Nếu có sự thất thoát trong tín dụng, dù chỉ ở một ngân hàng mà không ứng cứu kịp thời thì sẽ gây ra phản ứng dây truyền đe dọa đến tính an toán và ổn định của toán bộ hệ thống ngân hàng từ đó sẽ gây ra những tổn thất về kinh tế xã hội.

Rõ ràng, RRTD có thể gây ra những thiệt hại to lớn, không lường trước được với nền kinh tế xã hội của một quốc gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 27)