KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 33)

5. Nội dung của khóa luận

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Á Châu (Asia Commercial Bank - ACB) được

thành lập ngày 13/05/1993 và bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 04/06/1993 theo giấy phép hoạt động số 0032/ NH- GP ngày 24/04/1993 của thống đốc NHNN. ACB là một trong nhừng ngân hàng TMCP được thành lập mới sau khi hai pháp lệnh ngân hàng Việt Nam ra đời. Tuy ra đời và hoạt động trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ trong nước gặp nhiều khó khăn, niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng trong nước giảm sút nhưng kết quả hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua đã khẳng định bước đi vững chắc của ngân hàng. Những kết quả đó đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngân hàng trong nỗ lực vươn lên từ một ngân hàng TMCP nhỏ bé, thiếu và yếu kinh nghiệm trở thành một ngân hàng vững mạnh có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần vững mạnh nhất Việt Nam.

Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập ngân hàng là 20 tỷ VNĐ thuộc sở

hữu của 27 cổ đông. Đến nay sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của ACB tăng rất nhanh, từ con số 20 tỷ đồng sau 18 năm hoạt động và đến năm 2011 con này này đã lên tới 9376.96 tỷ đồng, qua đó phần nào cũng cho chúng ta thấy được quá trình phát triển mạnh mẽ của ACB.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB – Chùa Hà

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB – Chùa Hà

Trong đó:

- Giám đốc ACB - Chùa Hà: nhận chỉ tiêu, lập kế hoạch và tổ chức

thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh; trực tiếp giám sát các hoạt động của phòng kinh doanh; giao cho TBP giao dịch trực tiếp giám sát hoạt động của bộ phận giao dịch, dịch vụ khách hàng…

- Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC): chủ động mang sản

phẩm đến với khách hàng, phát triển nguồn khách hàng mới,, tiếp cận tư vấn hiệu quả những đặc tính sản phẩm, tạo sự khác biệt của ACB để thuyết phục khách hàng quyết định sư dụng sản phẩm của ACB, cập nhật những kiến thức mới nhất về sản phẩm và thị trường trong ngành tài chính với mục đích mang đến cho khách hàng những ý kiến tư vấn chuyên nghiệp.

- Nhân viên tiếp thị và phát triển khách hàng (A/O): tiếp thị và phát

triển khách hàng, hướng dẫn khách hàng vay (bảo lãnh, mở L/C…), thẩm định khách hàng, lập tờ trình thẩm định khách hàng…

- Nhân viên dịch vụ khách hàng vay- LOAN CSR: tiếp xúc, tư vấn khách hàng, hướng dẫn khách hang vay (cá nhân, doanh nghiệp), giải ngân, theo dõi quản lý khoản vay, giải quyết các công việc phat sinh trong quá trình cho vay…

- Kiểm soát viên giao dịch: thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ giao

dịch tài khoản, giao dịch vãng lai, các nghiệp vụ giao dịch khác, cập nhất phổ biến các hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch nội bộ ban hành.

- Nhân viên CSR: nhân viên dịch vụ thanh toán quốc tế.

- Nhân viên TELLER: tiếp nhận quỹ tiền mặt hàng ngày, nhập

Cashbox TCBS, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt…

2.1.3 Kết quả đạt được qua các thời kì (2009-2011)

Sau hơn 6 năm thành lập, chi nhánh ngày càng được hoàn thiện, trở thành một ngân hàng hoạt động đa năng, uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, thu hút được một lượng lớn khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng đặt quan hệ thanh toán và tín dụng… Mặc dù chịu sự ảnh hưởng từ những biến động của nền kinh tế thế giới và trong nước nhưng ngân hàng ACB nói chung và chi nhánh Chùa Hà nói riêng vẫn nỗ lực vượt lên khó khăn để hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra, cụ thể như sau:

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn

Công tác huy động vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Để thực hiện tốt công tác huy động vốn thì việc tiếp xúc khách hàng phải thực hiện hiệu quả. Hàng năm cùng với chính sách về lãi suất cũng như các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng luôn được chi nhánh triển khai thường xuyên để thu hút khách hàng.

- Xét về mức độ tăng trưởng huy động vốn theo đối tượng

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn theo đối tượng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2009 2010 2011

Số tiền Số tiền Tăng, giảm Số tiền Tăng, giảm

Số tiền % Số tiền % Tổng nguồn vốn 1379.7 1745.32 365.62 26.5 0 2117.0 7 371.75 16.3 Tiền gửi TCKT, TCXH 345.3 400.03 54.73 15.8 5 494.04 94.01 23.5 Tiền gửi dân cư 1028.8 1338.9

8 310.18 30.1 5 1615.4 8 276.5 20.65 Tiền gửi khác 5.6 6.31 0.71 12.63 7.55 1.25 19.8

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh luôn đạt ở mức khá cao. Năm 2009, mặc dù vẫn còn trong giai đoạn chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng chi nhánh vẫn nỗ lực hoàn thành tốt công tác huy động vốn với doanh số huy động đạt 1379.7 tỷ đồng, tăng 45.1% so với năm 2008. Năm 2010, nền kinh tế trong nước tiếp tục trên đà hồi phục nhờ một loạt các chính sách vĩ mô của chính phủ và NHNN, tình hình huy động vốn của chi nhánh tăng 26.50% so với năm trước đạt 1745.32 tỷ đồng. Năm 2011, với sự biến động khó lường của kinh tế vĩ mô đặc biệt là vấn đề lạm phát cao tới 18.58% khiến người dân mất lòng tin vào VND cùng với việc NHNN thực hiện trần lãi suất huy động 14% từ 28/9 khiến cho tình hình huy động vốn của ngân hàng nói chung và của chi nhánh nói riêng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những nỗ lực vượt bậc của chi nhánh về công tác tiếp xúc khách hàng và một loạt các ưu đãi khuyến mãi được triển khai thì công tác huy động vốn vẫn đảm bảo chỉ tiêu đề ra, cụ thể huy động vốn tăng

16.3% và đạt 2117.07 tỷ đồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng của từng loại đối tượng huy động vốn, ta thấy tiền gửi của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xã hội tăng trưởng mạnh. Năm 2011, chi nhánh huy động được 494.04 tỷ đồng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng, tăng 23.5% so với năm 2010; huy động được 1615.48 tỷ đồng tiền gửi từ dân cư, tăng 20.65% so với năm 2010. Đó là do ACB là một trong những ngân hàng hàng đầu trong khối ngân hàng TMCP, có uy tín và tiềm lực tài chính mạnh đồng thời chính sách tín dụng hợp lý nên ngân hàng thu hút được một lượng khách hàng lớn đến thực hiện giao dịch. Chi nhánh Chùa Hà lại nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm, thu hút được nhiều đối tượng khách hàng, tiềm năng phát triển công tác huy động vốn là rất lớn.

Lượng tiền gửi huy động trong dân cư có tăng, nhưng sự biến động của chỉ tiêu này là không lớn. Đó là do trong năm 2010 và 2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục ở mức cao, lạm phát có nguy cơ tăng cao hơn các năm trước đã khiến người dân có xu hướng phải giữ lại tiền để đề phòng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, do đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong những nguyên nhân như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng,… Vì vậy, lượng tiền gửi của dân cư không có được sự tăng trưởng theo kỳ vọng trong năm qua.

Xét về tỷ trọng vốn huy động theo đối tượng thì qua biểu đồ dưới ta thấy sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh ít có sự biến động mạnh về cơ cấu và tỷ trọng.

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng cơ cấu vốn huy động theo đối tượng

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, xác hội luôn chiếm tỷ trọng dao động khoảng 23.5 %.

-Tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất luôn dao động khoản 75%, đây là nguồn huy động chủ yếu.

- Tiền gửi khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ khoảng 0.4%

- Xét cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tệ:

Bảng 2.2 Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tổng nguồn vốn 1379.7 1745.32 2117.07

Tiền gửi nội tệ 1103.9 1414.3 1841.81

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn bằng nội tệ chiếm tỷ trọng cao trên 80% và có xu hướng tăng qua các năm.

Năm 2011, nguồn vốn nội tệ tại chi nhánh đạt 1841.81 tỷ đồng, tăng 737.91 so với năm 2009, và tăng 427.51 tỷ so với 2010. Ngoại tệ quy đổi đạt 275.26 tỷ giảm 0.54 tỷ so với năm 2009, và giảm 55.76 tỷ so với năm 2010.Nguyên nhân của sự biến động giảm trong cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu do sự thay đổi của tỷ giá trong năm làm ảnh hưởng tới tâm lý của người dân.

- Xét cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn

Bảng 2.3 Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 1379.7 1745.32 2117.07 Không kỳ hạn 164.2 11.9 % 185.01 10.6 % 207.43 9.8 % Kỳ hạn < 12 tháng 1025.1 74.3 % 1322.94 75.8 % 1636.48 77.3 % Kỳ hạn > 12 tháng 190.4 13.8 % 237.37 13.6 % 273.16 12.9 %

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động được của chia nhánh có xu hướng tăng khá đều. Trong cơ cấu huy động thì nguồn vốn có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn chủ yếu và có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối cà tỷ trọng. Nguồn vốn không có kỳ hạn và nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng cũng tăng về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên tốc độ tăng lại khá nhỏ so với

nguồn vốn < 12 tháng nên tỷ trọng có xu hướng giảm. Cụ thể như sau:

Tiền gửi không kỳ hạn năm 2011 đạt 207.43 tỷ đồng, tăng 43.23 tỷ so với năm 2009, và tăng 22.42 tỷ so với năm 2010 , chiếm tỷ trọng 9.8%.

Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng năm 2011 đạt 1636.48 tỷ, tăng 611.38 tỷ so với năm 2009, và tăng 313.54 tỷ so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 77.3%.

Tiền gửi có kỳ hạn > 12 tháng năm 2011 đạt 273.16 tỷ, tăng 82.76 tỷ so với năm 2009, và tăng 35.79 tỷ so với năm 2010 , chiếm tỷ trọng 12.9%.

Nhận xét chung:

Nguồn vốn chi nhánh qua các năm tăng trưởng khá cao, đến 31/12/2011 chỉ tiêu nguồn đã hoàn thành và vượt kế hoạch đặt ra. Về cơ cấu nguồn, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng dần về tỷ trọng. Ở kỳ hạn này chi phí rẻ hơn so với loại dài hạn song tính ổn định kém. Xét về thành phần, chủ yếu là huy động từ dân cư, chiếm tỷ trọng 75%. Mặc dù trên địa bàn có nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng bằng sự tận tình, chuyên nghiệp trong nghiệp vụ, cùng với những ưu đãi hấp dẫn chi nhánh đã thành công trong việc thu hút nguồn vốn từ dân cư. Trong môi trường cạnh tranh gay ngắt, chi nhánh đã dùng nhiều biện pháp như áp dụng nhiều thể thức tiết kiệm (theo thời gian gửi, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng), tiến hành xếp loại khách hàng, chấm điểm khách hàng, ưu đãi khi vay vốn cho khách hàng có gửi tiền tại chi nhánh, tăng cường quảng cáo, tiếp thị… Nắm bắt được nhu cầu của các đơn vị trong thời gian “nhạy cảm” cần chu chuyển vốn nhanh, chi nhánh đã huy động cả những kỳ hạn ngắn, linh hoạt về kỳ hạn cho khách hàng. Kết quả là chỉ nhánh đã hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn được giao.

2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng

Cùng với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn tại chi nhánh cũng luôn là một mặt hoạt

động tích cực được quan tâm nhằm tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.

Kết thúc năm 2011 đầy khó khăn và biến động nhưng với nỗ lực của mình, chi nhánh đã thu được nhiều kết quả khả quan không chỉ với hoạt động tín dụng vẫn tăng trưởng về số lượng mà chất lượng hoạt động tín dụng được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng tín dụng 16.8% so với đầu năm, đạt 103% kế hoạch đề ra. Nhờ có nguồn vốn lớn, ổn định ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức tín dụng đa dạng và phong phú phù hợp với mỗi loại khách hàng như cho vay ngắn, trung và dài hạn. Việc thu hút khách hàng vay vốn được gắn liền với thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thiết lập mối quan hệ lâu dài, thông qua biểu số liệu sau:

Bảng 2.4 Tình hình hoạt động tín dụng chi nhánh

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Số tiền Số tiền Tăng giảm Số tiền

Tăng giảm Số tiền

% Số tiền %

Doanh số cho vay 1003.3 1139.6 136.2 13.6 1362.4 222.8 19.5 Doanh số thu nợ 762.5 866.1 103.5 13.6 1130.8 264.7 30.6 Dư nợ 855.1 1128.6 273.5 32.0 1360.2 231.6 20.5

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Bảng số liệu trên đã cho thấy hình cho vay vốn các năm qua có sự tăng trưởng mạnh. Với chính sách tăng tốc tín dụng mà ngân hàng đề ra được chi nhánh thực hiện tốt với doanh số cho vay và doanh số thu nợ có xu hướng tăng lên mạnh mẽ. Mặc dù vậy thì dư nợ tín dụng năm 2011 có mức độ tăng trưởng chỉ với 20.5% thấp hơn so với năm trước với mức tăng 32% của năm 2010. Điều này là do tình hình năm 2011 có nhiều diễn biến xấu với lạm phát tăng cao trên 2 con số cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có dấu hiệu xa sút và nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản

hoặc sản xuất cầm chừng.

- Phân tích cơ cấu cho vay theo loại tiền

Tình hình tín dụng bằng VND và ngoại tệ quy đổi VND năm 2009, 2010, 2011 của chi nhánh biểu hiện những trạng thái ngược chiều nhau, cụ thể được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2 Tình hình cho vay theo cơ cấu loại tiền

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD của NHTM ACB Chùa Hà 2009, 2010, 2011)

Năm 2009, cho vay bằng VND là 609.09 tỷ đồng (chiếm 71.23% tổng dư nợ cho vay) tăng 20.57% với số tuyệt đối là 103.95 tỷ đồng so với năm 2008. Trong khi đó, dư nợ bằng ngoại tệ đạt 246.01 tỷ đồng (chiếm 28.77% so với tổng dư nợ cho vay tăng 30.76 tỷ đồng tương ứng với 14.3% so với năm trước.

Năm 2010, dư nợ nội tệ là 927.37 tỷ đồng (chiếm 82.17% so với tổng dư nợ) tăng 318.28 tỷ đồng tương ứng 52.25% so với năm 2009. Ngược lại, dư nợ ngoại tệ là 201.23 tỷ đồng (chiếm 17.83% tổng dư nợ) giảm 44.78 tỷ đồng tương ứng với 18.2% so với năm 2009.

Năm 2011, dư nợ nội tệ đạt 1176.57 tỷ đồng (chiếm 86.5% tổng dư nợ) tăng 26.87% với số tuyệt đối là 249.2 tỷ đồng so với năm 2010. Trong khi đó, dư nợ ngoại tệ là 183.63 tỷ đồng (chiếm 13.5% tổng dư nợ) giảm 17.6 tỷ đồng tương ứng với 8.75% so với năm trước.

Nhìn chung trong 3 năm tỷ trọng dư nợ nội tệ có xu hướng tăng và luôn cao hơn nhiều so với tỷ trọng dư nợ ngoại tệ. Điều này là do:

+ Nhu cầu vay của khách hàng chủ yếu là VND

+ Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng có tỷ trọng VND cao hơn so với ngoại tệ. + Chính sách của ngân hàng chưa chú trọng đến lĩnh vực xuất nhập khẩu đồng thời tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w