Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 74)

5. Nội dung của khóa luận

3.2.1Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát khoản vay

Chi nhánh cần đẩy mạnh công tác kiểm tra tình trạng các khoản tín dụng thường xuyên hơn. Những chi tiết chỉ báo quan trọng về tình trạng tín dụng cần được chi tiết hóa và được giám sát chặt chễ nhằm nhận diện những vấn đề tiềm ẩn trong các khoản cho vay. Cụ thể các chỉ báo cần lưu ý như sau:

- Tình hình tài chính và tình hình kinh doanh:

Những chỉ số hoạt động tài chính quan trọng về khả năng sinh lời, vốn chủ sở hữu, đòn bẩy và thanh khoản cần được phân tích cũng như môi trường hoạt động của khách hàng. Khi giám sát các hang kinh doanh vừa và nhỏ chi nhánh cần chú ý đến việc xác định vị thế của các tổ chức này.

Khi thị trường có biến động mà chi nhánh thấy bất lợi cho công việc kinh doanh của khách hàng thì cần thẩm định lại tinh hình kinh doanh của khách hàng, có thể giảm hạn mức tín dụng xuống nếu cần thiết và nhanh chóng thu hồi nợ. Ngoài ra chi nhánh cần tuyệt đối tránh tình trạng đảo nợ cho khách hàng vì việc này tuy không làm tăng nợ quá hạn nhưng lại làm cho tình trạng khoản vay của khách hàng càng trở nên tồi tệ hơn.

- Khả năng trả nợ:

Chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng, hoạt động của tài khoản, các trường hợp thấu chi vượt mức. Ví dụ, trong tài trợ thương mại, chi nhánh cần giám sát các tình huống gia hạn lặp lại nhiều lần các hóa đơn và biên lai. Đối với các công cụ tín dụng được đảm bảo bởi những chứng khoán có tính khả mại, chi nhánh cũng cần tính tới sự sẵn sàng và khả năng đảm bảo số dư đúng hạn của khách hàng.

Chi nhánh cần giám sát việc khách hàng có tôn trọng và thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng cho vay của khách hàng để kịp thời xử lý rủi ro có thể xảy ra.

- Định giá TSBĐ:

Giá trị TSBĐ cần được định kỳ cập nhật theo những thay đổi tình hình giá cả thì trường. Ví dụ, nếu TSBĐ là các giấy tờ có giá thì cần thường xuyên đánh giá trong điều kiện thị trường là bất lợi nhất; nếu các công cụ tài chính được đảm bảo bằng hàng tồn kho, khoản phải thu thì cần được kiểm tra xác minh sự tồn tại và giá trị tài sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 74)