Kiến nghị đối với NHNN

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 87)

5. Nội dung của khóa luận

3.3.2Kiến nghị đối với NHNN

3.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hiện nay, những văn bản luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở để nhiều ngân hàng có thể lách luật hợp pháp do trình độ làm luật còn yếu. Ví dụ như trong quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì việc phân loại nợ được tiến hành theo quý, hàng quý thì các ngân hàng mới phải báo cáo về các số liệu nợ quá hạn và nợ xấu chính vì thế đôi khi một khoản nợ quá hạn, nợ xấu không được ngân hàng báo cáo ngay và cuối quý thì được ngân hàng giải quyết như việc

đảo nợ cho khoản nợ đó, khi đó những báo cáo của ngân hàng có thể không phản ánh bản chất hoạt động tín dụng các ngân hàng. Một vấn đề khác trong quyết định 493 là việc phân loại nợ chủ yếu đựa trên số ngày khoản nợ mà chưa chú trọng đến chất lượng khoản nợ đó, khả năng trả nợ của khách hàng ra sao.

Hơn nữa mỗi văn bản luật được soạn thảo ra còn đi sau diễn biến thực tế, chưa mang tính tương lai nên khi một văn bản được ban hành ra sau đó lại có quá nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho những người thực hiện luật. Chính vì vậy khi ban hành những văn bản luật sắp tới thì NHNN nên chú trọng việc phân tích diễn biến của thị trường và ngành ngân hàng trong tương lai để đảm bảo tính chặt chẽ của các điều luật, hạn chế sửa đổi luật quá nhiều.

3.3.2.2 Nâng cao chất lượng quản lý điều hành

Nâng cao vai trò định hướng trong quản lý và tư vấn cho các NHTM thông qua việc tổng hợp, phân tích thông tin thị trường để đưa ra các nhận định, dự báo khách quan mà tính khoa học liên qua đến rủi ro trong hoạt động tín dụng để cho các NHTM tham khảo đồng thời định hướng cho việc hoạch địch chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển hợp lý vừa phòng ngừa rủi ro.

NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gở những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản và nên có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, của cơ quan công an, của chính quyền cơ sở, của sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

mại áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác đồng thời tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các ngân hàng thương mại vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

3.3.2.3 Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

Sự hoạt động hiệu quả của CIC sẽ là kênh thông tin quý giá cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng và chất lượng làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay vì vậy CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để thực hiện điều này, NHNN có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp để thu thập các thông tin về thương hiệu, năng lực quản lý,… của các doanh nghiệp và tiến hành xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng một hệ thống bảng tính điểm xếp hạng chung cho các doanh nghiệp, trên cơ sở đó CIC sắp xếp thông tin để cung cấp cho các NHTM một cách nhanh chóng và chính xác.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp, khai thác thông tin từ CIC đồng thời có các chế tài xử lỹ các TCTD không thực hiện nghiêm túc các quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch.

- Củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ thông tin mới và hiện đại hóa các trang thiết bị nâng cao công đoạn xử lý tự động để ra nhiều sản phẩm thông tin hơn.

3.3.2.4 Tăng cường các hoạt động thanh tra, giám sát

Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng nhằm đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng vào đúng quỹ đạo luật pháp.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được ngân hàng thương mại, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Cần xây dựng phương án bổ sung hoặc hoán đổi cán bộ thanh tra giữa các chi nhánh NHNN để đảm bảo tính khách quan và tạo môi trường hoạt động đa dạng cho cán bộ thanh tra, kiểm tra trau dồi nghiệp vụ.

Cần phải xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật, thị trường để một mặt thực hiện công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM, mặt khác có thể đưa ra các nhận định, kết luận giúp ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động.

NHNN phải theo dõi chặt chẽ việc sửa đổi, bổ sung những kiến nghị của thanh tra NHNN nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.

Hiện nay hoạt động thanh tra ngân hàng của NHNN chủ yếu là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật trong hoạt động của ngân hàng và đánh giá về sự an toàn của ngân hàng thương mại. Về việc đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các ngân hàng thương mại thì thanh tra NHNN chưa thực hiện việc này một cách có hệ thống, chưa có tiêu chí để thực hiện việc đánh giá này và chưa thực sự đánh giá toàn diện, kiến nghị cụ thể về hệ thống kiểm soát rủi ro của

các ngân hàng thương mại qua các cuộc thanh tra. Vì vậy để thanh tra NHNN thực hiện được vai trò đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của ngân hàng thương mại, cần phải xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro khi thực hiện thanh tra, nội dung hoạt động ngoài thanh tra tuân thủ cần có sự giám sát, theo dõi rủi ro và tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên điều này đòi hỏi công nghệ cao và quy chế nghiêm ngặt về bảo mật thông tin để bảo vệ bí mật kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 87)