Một số kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 28)

5. Nội dung của khóa luận

1.3.1 Một số kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng

1.3.1.1 Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ

Cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 bắt nguồn từ Wall Street đã tạo nên một sự sụp đổ hàng loạt các ngân hàng lớn của Mỹ. Điều này đã gây ra một hệ lụy là cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ thị trường địa ốc liên tục suy yếu, giá nhà đất xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử và số vụ tịch biên nhà đất không ngừng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là việc các ngân hàng cho vay dưới chuẩn, kể cả cho vay với những người nhập cư. Hệ quả là vay và đi vay một cách ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn đến tình trạng bong bóng nhà ở. Theo thống kê năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không. Đến năm 2008, thì hiện tượng bong bóng này đạt mức cự đại và vỡ. Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ

đảm bảo bằng tài sản (CDO - viết tắt của collateralized debt obligations) và chứng khoản đảm bảo bằng thế chấp (MBS - viết tắt của mortgage-backed security) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt dẫn đến cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.

Đây là một bài học vô cùng quý báu không chỉ với Việt Nam mà còn cho tất cả các nước trên thế giới về vấn đề rủi ro tín dụng ngân hàng bởi nó có thể tạo nên một sự sụp đổ lớn trên toàn hệ thống ngân hàng nếu thực hiện cho vay ồ ạt và không đảm bảo an toàn.

1.3.1.2 Kinh nghiệm từ ngân hàng Citibank

Citigroup là một trong những tập đoàn tài chính có hiệu quả kinh doanh được đánh giá cao trên thế giới, trong đó Citibank đóng góp không nhỏ vào doanh thu khổng lồ của tập đoàn.

Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu đảm bảo an toàn tín dụng luôn được đặt hàng đầu. Trong chính sách tín dụng của Citibank, trách nhiệm của các bộ phận tham gia được ghi rõ ràng. Cụ thể, việc phân công trách nhiệm được thực hiện như sau:

- Ủy ban quản lý: có trách nhiệm thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng, đặt ra hạn mức tín dụng đối với ủy ban chính sách tín dụng.

- Ủy ban chính sách tín dụng: có trách nhiệm đặt hạn mức tín dụng cùng với ủy ban quản lý, xây dựng chính sách tín dụng, đánh giá danh mục đầu tư và quản lý rủi ro tín dụng.

- Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng: lập chiến lược kinh doanh, nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng;

theo dõi duy trì giao dịch, giải ngân cho người vay; theo dõi các vẫn đề phát sinh trong quá trình cho vay.

1.3.1.3 Kinh nghiệm từ ngân hàng ANZ

ANZ là một trong những ngân hàng nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Cùng với việc phát triển mở rộng các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thì việc kiểm soát rủi ro tín dụng cũng được ngân hàng thực hiện rất tốt. Một số phương pháp để hạn chế rủi ro tín dụng mà ngân hàng ANZ sử dụng cụ thể như sau:

- Đánh giá rất kỹ về khả năng tài chính, về dòng tiền, về lãi lỗ, về báo cáo tài sản, những cảnh báo về tài sản, khâu quản lý rồi từ đó đưa ra cảnh báo mới tới hạn mức cho vay.

- Với phương châm ngân hàng như một người bạn đồng hành chứ không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp tín dụng nên ngân hàng luôn tăng cường tiếp xúc khách hàng, cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính để chỉ ra những điểm mà doanh nghiệp còn yếu kém và định hướng cho doanh nghiệp cần phải làm gì sao cho hiệu quả tối đa. Cũng thông qua trao đổi trực tiếp với khách hàng thì ngân hàng hiểu được chiến lược phát triển, đường hướng phát triển và năng lực quản lý tài chính của doanh nghiệp.

- Đối với ANZ, khi xét duyệt các hạng mức tín dụng cho vay thì báo cáo kiểm toán đóng một vai trò khá quan trọng vì nó cho biết những rủi ro của công ty, năng lực quản lý của doanh nghiệp và các rủi ro về thị trường....Trong đó, tỉ lệ đánh giá của báo cáo kiểm toán chiếm đến khoảng 40% việc đưa ra quyết định.

- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì ngân hàng không bắt buộc phải có báo cáo kiểm toán nhưng luôn coi đó là một điều kiện để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w