Nguyên nhân gây ra RRTD

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 25)

5. Nội dung của khóa luận

1.2.5. Nguyên nhân gây ra RRTD

1.2.5.1. Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài.

Những nguyên nhân từ môi trường bên ngoài mang tính chất bất khả kháng, ngân hàng không thể kiểm soát được mà chỉ có thể dự báo và thực hiện dự phòng trước sự biến động của yếu tố này. Các yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm: môi trường tự nhiên: thiên tai, dịch bệnh…; môi trường kinh tế: chu kỳ kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá…; môi trường chính trị - xã hội và pháp luật: cơ chế chính sách cho vay, luật TCTD, luật đất đai nhà ở… tất cả các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến thu nhập cũng như sức tiêu dùng trong dân cư, hoạt động sản suất của doanh nghiệp và cơ chế cho vay của ngân hàng… Như vây nó sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tín dụng: nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, cơ chế quản lý tín dụng… sẽ ảnh hưởng tới rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Khi các yếu tố này diễn biến theo chiều hướng xấu sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến ngân hàng khó thu hồi vốn.

Việc khách hàng vay không trả đúng và trả đủ theo quy định trong hợp đồng tín dụng có thể do: tư cách đạo đức của khách hàng, năng lực quản lý như quản lý không hiệu quả phương án sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn của doanh nghiệp không hợp lý… hay do nhà cung cấp không giao hàng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc việc người mua không thanh toán, thanh toán chậm… ảnh hưởng tới kỳ thu tiền của doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh toán hợp đồng tín dụng của khách hàng, do đó khi thẩm định khách hàng ngân hàng cần xem xét kỹ các yếu tố trên.

1.2.5.3 Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng

Quy trình thẩm định, đo lường RRTD, giám sát và thu hồi nợ không hiệu quả, đều làm khách hàng có thể chiếm dụng vốn của ngân hàng. Chính sách tín dụng không hợp lý cùng với sự thay đổi của thị trường sẽ tăng số lượng khách hàng hoạt động không hiệu quả cũng như việc thực hiện mục tiêu lợi nhuận mà coi nhẹ mục tiêu an toàn của ngân hàng. Tư cách đạo đức của chuyên viên thẩm định cũng quyết định tới RRTD mà ngân hàng có thể gặp phải: vì tư lợi mà chuyên viên thẩm định làm đẹp hồ sơ khách hàng, vì thành tích mà chuyên viên khách hàng không thông báo thực trạng về khách hàng có chiều hướng kinh doanh xấu đi…

1.2.5.4 Nhóm nguyên nhân từ tài sản đảm bảo

Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ hai của ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ, song nguồn thu thứ hai này có thể không đảm bảo đủ giá trị cho khoản nợ đó do:

- TSBĐ khó định giá: cán bộ tín dụng không định giá đúng TSBĐ. - TSBĐ có tính phát mại thấp: khi phát mại TSBĐ thì giá trị thu hồi không đủ đề bù đắp chi phí phát mại.

- TSBĐ có tranh chấp về pháp lý: ngân hàng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nắm giữ TSĐB để xử lý chúng.

- TSBĐ có giá cả biến động mạnh trên thị trường: khi thị trường biến động xấu thì giá trị TSBĐ giảm mạnh, ngân hàng có yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ thì khách hàng cũng khó thực hiện do TSBĐ bổ sung có giá trị lớn.

- Trường hợp bảo đảm là bảo lãnh: người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người vay trong trường hợp người vay không có khả năng trả nợ.

Trong những nguyên nhân đó, vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm sao để nâng cao hiệu quả quy trình thẩm định, đánh giá khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như định giá TSBĐ đồng thời dự báo những khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế, khách hàng, TSBĐ để có những điều chỉnh phù hợp nhằm hạn chế RRTD cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu chi nhánh chùa hà từ năm 2009 2011 (Trang 25)