HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG CỎ THÍ NGHIỆM

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 74)

Để đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt đến chất lượng cỏ thí nghiệm, chúng tôi tiến hành lấy mẫu cỏ thí nghiệm tại thời điểm thu hoạch lứa thứ 4 để định lượng hàm lượng các kim loại nặng, kết quảđược trình bày ở bảng 3.16.

Kết quả thu được cho thấy, hàm lượng asen (As) trong cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân chuồng lần lượt là 0,027 và 0,033mg/kg. Kết quả thu được cũng cho thấy trong cỏ được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt với mức 3,5 T chất khô/ha (lô TN1) có hàm lượng As tương đương với cỏ lô ĐC, tuy nhiên, nếu tăng mức phân bón hữu cơ lên 4,0T chất khô/ha (lô TN2) đã làm tăng nhẹ hàm lượng As (lên 0,029 mg/kg) và bón ở mức 4,5 T chất khô/ha (lô TN3) thì As trong cỏđã tăng lên 0,034mg/kg.

Kết quả ở bảng 3.16 cũng cho thấy hàm lượng asen trong cỏ voi thân ngắn

được bón phân hữu cơ với các mức khác nhau cũng có xu hướng tương tự ở cỏ

voi, nghĩa là ở mức bón thấp nhất -3,5T chất khô/ha (lô TN1), hàm lượng As chỉ

là 0,031mg/kg và thấp hơn một chút so với cỏ được bón phân chuồng (lô ĐC) – 0,033mg/kg. Khi tăng mức phân bón hữu cơ lên 4,0 và 4,5 T chất khô/ha thì chỉ

tiêu này trong cỏ voi thân ngắn đã tăng lên là 0,036mg/kg. Như vậy, ở cả cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt, nếu bón mức 3,5T chất khô/ha thì hàm lượng As trong cỏ tương tự hoặc thấp hơn so với cỏđược bón phân chuồng, nhưng khi tăng mức phân bón thì chỉ

tiêu này cũng tăng lên.

Qua số liệu thu được cho thấy, hàm lượng As trong cỏ voi thân ngắn có xu hướng cao hơn trong cỏ voi, cụ thể là ở lô ĐC (cỏ được bón phân chuồng), hàm lượng As của cỏ voi là 0,027mg/kg thấp hơn trong cỏ voi thân ngắn -

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 65 

0,033mg/kg. Chỉ tiêu này trong cỏ voi và cỏ voi thân ngắn lô TN1 (được bón phân hữu cơ với mức 3,5) là 0,027 và 0,031 mg/kg; trong lô TN2 (được bón phân hữu cơ với mức 4,0 T chất khô/ha) là 0,029 và 0,036 mg/kg; trong lô TN3 (được bón phân hữu cơ với mức 4,5 T chất khô/ha) là 0,034 và 0,036 mg/kg. Theo công bố của Đinh Ngọc Lợi (2011) thì cỏ voi được trồng ở một số xã thuộc huyện Kim Bảng – Hà Nam có hàm lượng As từ 0,005 – 0,021mg/kg thì chỉ tiêu này của chúng tôi thu được là cao hơn.

Hiện nay, nước ta chưa có quy chuẩn về hàm lượng Asen trong cỏ cho gia súc, tuy nhiên, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi –kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê, bò thịt (QCVN 01 - 13: 2009/BNNPTNT) do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2009 thì trong thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt hàm lượng As không vượt quá mức 2,0mg/kg thì chỉ tiêu này trong cả cỏ voi và cỏ voi thân ngắn đều thấp hơn rất nhiều lần.

Bảng 3.16. Thành phần kim loại nặng trong cỏ thí nghiệm. Loại cỏ Nghiệm thức Hàm lượng (mg/kg) Pb As Cỏ voi ĐC 0,84 0,027 TN1 1,04 0,027 TN2 1,74 0,029 TN3 1,90 0,034 Cỏ voi thân ngắn ĐC 0,80 0,033 TN1 0,99 0,031 TN2 1,26 0,036 TN3 1,69 0,036 Kết quả định lượng hàm lượng chì (Pb) trong cỏ thí nghiệm cho thấy, ở cả

cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt (lô TN1, TN2, TN3), khi mức phân bón tăng lên từ 3,5 lên 4,0 và 4,5 T

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 66 

chất khô/ha thì hàm lượng chì cũng tăng lên, cụ thể là ở cỏ voi tăng từ 1,04 mg/kg (lô TN1) lên 1,74mg/kg (lô TN2) và lên 1,9mg/kg ở lô TN3; ở cỏ voi thân ngắn, chỉ tiêu này lần lượt là 0,99; 1,26 và 1,69mg/kg ở các lô TN1, TN2, TN3.

Kết quả này cũng cho thấy, cỏ voi tích lũy chì cao hơn cỏ voi thân ngắn, cụ

thể là khi được bón phân chuồng với mức 4,0T chất khô/ha (lô ĐC), hàm lượng chì trong cỏ voi (0,84mg/kg) cao hơn cỏ voi thân ngắn (0,80mg/kg), xu hướng này cũng được ghi nhận ở các lô cỏđược bón phân hữu cơ từ bùn (ở lô TN1, chỉ

tiêu này của cỏ voi là 1,04 mg/kg cao hơn so với 0,99 ở cỏ voi thân ngắn; ở lô TN2, hàm lượng chì ở cỏ voi và cỏ voi thân ngắn tương ứng là 1,74 và 1,26 mg/kg; ở lô TN3 lần lượt là 1,90 và 1,69mg/kg). Theo công bố của Đinh Ngọc Lợi (2011) thì cỏ voi được trồng ở một số xã thuộc huyện Kim Bảng – Hà Nam có hàm lượng Pb từ 0,374 – 1,009mg/kg thì chỉ tiêu này của chúng tôi thu được là cao hơn.

Hiện nay, nước ta chưa có quy chuẩn về hàm lượng chì trong cỏ, thức ăn thô cho gia súc, tuy nhiên, theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi –kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn cho bê, bò thịt (QCVN 01 - 13: 2009/BNNPTNT) do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành năm 2009 thì trong thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt hàm lượng chì không vượt quá mức 5,0mg/kg thì chỉ tiêu này trong cả cỏ voi và cỏ voi thân ngắn đều nằm trong ngưỡng cho phép (thấp hơn ngưỡng nhiều lần).

Như vậy, bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho cỏ voi và cỏ voi thân ngắn có khuynh hướng làm tăng hàm lượng chì và asen nhưng đều nằm trong ngưỡng cho phép.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 67 

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)