Tốc độ sinh trưởng

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 51)

Ở các giai đoạn khác nhau, tốc độ sinh trưởng của các dòng cỏ voi là khác nhau. Tốc độ sinh trưởng cho biết khả năng thích nghi của cây và khả năng lớn lên của cây trong một ngày đêm. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao thu cắt cũng như năng suất của cây khi thu hoạch. Tốc độ sinh trưởng của cỏ voi thu

được trong thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5.

Kết quả thu được cho thấy, trong lứa cắt 1, do thời tiết ban đầu còn ấm, số

giờ nắng cao và do trong tháng 9 lượng mưa khá cao nên độ ẩm đất cao, khá thuận lợi cho sự phát triển của cỏ, vì vậy, trong giai đoạn này các ô cỏ voi thí nghiệm có tốc độ khá cao – trung bình từ 3,09 đến 3,23 cm/ngày, trong đó, chỉ số

này của lô cỏđược bón phân chuồng (ĐC) trung bình là 3,22cm/ngày – cao hơn 1 chút so với cỏ được bón phân hữu cơđược sản xuất từ bùn trạm nước thải với mức 4T chất khô/ha (3,20cm/ngày) nhưng thấp hơn của cỏ lô TN3 (3,23cm/ngày), tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.5. Tốc độ sinh trưởng của cỏ voi (cm/ngày) Lứa

cắt Tham số

Lô thí nghiệm

ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)

Lứa 1 X ± SE 3,22±0,03 3,09±0,02 3,20±0,05 3,23±0,05 Cv(%) 1,39 1,18 2,9 2,46 Lứa 2 X ± SE 3,08±0,05 2,97±0,06 3,05±0,06 3,12±0,07 Cv(%) 2,79 3,29 3,49 4,11 Lứa 3 X ± SE 3,21±0,07 3,13±0,10 3,16±0,08 3,23±0,09 Cv(%) 3,69 5,58 4,49 5,01 Lứa 4 X ± SE 4,41±0,06 4,30±0,06 4,35±0,07 4,43±0,08 Cv(%) 2,49 2,61 2,64 3,04

Chúng tôi không quan sát thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở chỉ tiêu này của cỏ voi trong các lô thí nghiệm (được bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 42  Ở lứa thu hoạch thứ 2 và thứ 3, mặc dù có cùng độ tuổi thu cắt là 50 ngày tái sinh, nhưng do thời tiết ở lứa cắt 3 thuận lợi hơn cả về nhiệt độ, tổng số giờ

nắng và lượng mưa nên cỏ voi phát triển tốt hơn nên tốc độ sinh trưởng cao hơn, trung bình từ 3,13-3,23 cm/ngày. Ở lứa 2 do thời tiết lạnh, khô và ít nắng hơn nên tốc độ sinh trưởng chỉ là 2,97-3,12cm/ngày.

Hình 3.3. Tốc độ sinh trưởng của cỏ voi (cm/ngày)

Sang tới lứa lúa thu hoạch thứ 4, thời tiết thuận lợi hơn nhiều, mặc dù thu hoạch ở 40 ngày tuổi tái sinh nhưng tốc độ sinh trưởng bình quân/ngày vẫn đạt cao nhất – từ 4,30-4,43cm/ngày, trong đó cỏ lô ĐC (bón phân chuồng) có mức sinh trưởng là 4,41cm/ngày, cao hơn lô được bón phân hữu cơ từ bùn với cùng mức bón 4,0T chất khô/ha (lô TN2), nhưng thấp hơn ở lô TN3 (4,43cm/ngày), sự

khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả xử lý thống kê số liệu thu được cũng cho thấy không có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng bình quân/ngày của cỏ voi được bón phân chuồng và các lô được bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước sinh hoạt trong các lứa thu hoạch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 43 

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)