Năng suất protein của cỏ voi thí nghiệm

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 57)

Năng suất protein là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng hàng

đầu trong việc đánh giá chất lượng cây thức ăn. Tỉ lệ protein phụ thuộc vào giống, tuổi cắt, dinh dưỡng trong đất và phân bón…

Kết quả năng suất protein thô của cỏ voi thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.8 cho thấy rằng, mặc dù, hàm lượng protein trong cỏ voi khá thấp – chỉ từ

10,07-10,86% trong chất khô nhưng với năng suất chất xanh cao nên ngay trong lứa thu hoạch đầu tiên (sau 75 ngày trồng) đã thu được từ 0,78-0,89 T/ha. Chúng tôi nhận thấy rằng trong các lô cỏ voi được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử

lý nước thải sinh hoạt (các lô TN1, TN2, TN3), năng suất protein có chiều hướng tăng từ 0,78 T/ha/lứa (ở lô TN1) lên 0,83T/ha/lứa (ở lô TN2) và tăng lên 0,89T/ha/lứa (ở lô TN3) khi mức phân bón tăng dần từ 3,5T chất khô/ha lên 4,0 T/ha và lên 4,5 T chất khô/ha, nhưng các sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 48 

Cỏ voi được bón phân chuồng với mức 4,0 T chất khô/ha có năng suất protein tương đồng với lô được bón phân hữu cơ với mức bón ngang bằng (lô TN2).

Bảng 3.8. Năng suất protein của cỏ voi (T/ha) Lứa cắt Tham số

Lô thí nghiệm

ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)

Lứa 1 X ± SE 0,82±0,06 0,78±0,05 0,83±0,06 0,89±0,08 Cv(%) 13,66 11,81 12,91 14,92 Lứa 2 X ± SE 0,52±0,05 0,49±0,05 0,52±0,05 0,57±0,07 Cv(%) 18,17 16,51 15,5 21,01 Lứa 3 X ± SE 0,61±0,04 0,58±0,05 0,63±0,05 0,67±0,06 Cv(%) 12,12 14,94 12,39 14,57 Lứa 4 X ± SE 0,76±0,04 0,72±0,04 0,78±0,04 0,83±0,06 Cv(%) 10,12 10,09 9,99 13,08 TỔNG X ± SE 2,71±0,21 2,57±0,19 2,76±0,19 2,96±0,26 Cv (%) 13,13 12,55 12,17 15,41

Năng suất protein của cỏ voi thí nghiệm ở lứa cắt thứ 2 cũng có xu thế

tương tựở lứa cắt 1, nghĩa là tăng mức phân bón hữu cơ cũng có khuynh hướng làm tăng năng suất protein (từ 0,49 T/ha/lứa ở lô TN1 tăng lên 0,52 T/ha/lứa ở lô TN2 và tăng tiếp lên 0,57T/ha/lứa ở lô TN3), bên cạnh đó, số liệu cũng cho thấy lô được bón 4,0 T chất khô phân chuồng (lô ĐC) có năng suất protein tương tự lô TN2 (được bón phân hữu cơ với mức 4,0 T chất khô/ha) – 0,52 T/ha/lứa.

Ở lứa cắt thứ 3 và thứ 4 vẫn quan sát thấy cỏđược bón phân hữu cơ với mức 4,5 T chất khô/ha có năng suất protein cao nhất- tương ứng là 0,67 và 0,83 T/ha.

Ở lứa cắt 3, cỏđược bón phân chuồng với mức 4,0 T chất khô/ha có năng suất protein chỉ là 0,61 T/ha và thấp hơn lô được bón phân hữu cơ với cùng mức bón (0,63T/ha), còn ở lứa cắt 4, chỉ tiêu này của 2 lô trên lần lượt là 0,76 và 0,78T/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 49 

Hình 3.9. Năng suất protein của cỏ voi (T/ha)

Mặc dù có một chút sai khác về năng suất protein giữa các lô cỏ trong các lứa cắt, nhưng các sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Khi đánh giá chỉ tiêu tổng năng suất protein trong cả 4 lứa cắt của các lô cỏ voi trong thí nghiệm chúng tôi cũng không nhận thấy các sai khác có ý nghĩa thống kê giữa chúng cho dù tổng năng suất protein của lô TN3 (được bón phân hữu cơ với mức 4,5T chất khô/ha) là 2,96 T/ha cao hơn 9,22% so với lô ĐC (được bón phân chuồng với mức 4,0T chất khô/ha). Theo Moore và Bushman, 1978 (dẫn theo FAO), năng suất protein khi cắt 56 ngày của cỏ voi trồng tại CIAT, Colombia là 3,40 T/ha/năm. Năng suất protein của cỏ voi thu được trong thí nghiệm của chúng tôi

đã là 2,71-2,96 T/ha qua 4 lứa cắt đã bằng 79,71-87,06% số liệu trên là khá cao bởi vì cỏ voi có thể thu cắt 7-8 lứa/năm.

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)