THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 68)

NGHIỆM

Khi nghiên cứu, lựa chọn các loại cây thức ăn cho chăn nuôi, ngoài việc chọn ra được những loại có năng suất cao, người chăn nuôi còn cần phải quan tâm đến chất lượng cỏ, sự phù hợp với gia súc. Theo Bùi Quang Tuấn (2008), thông thường các cây thức ăn chăn nuôi có thân, lá to, sinh khối chất xanh cao thì có giá trị dinh dưỡng không cao. Để đánh giá toàn diện về cỏ voi được trồng bằng phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải, chúng tôi tiến hành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 59 

phân tích thành phần hóa học và ước tính giá trị dinh dưỡng của cỏ thí nghiệm, kết quảđược thể hiện trong bảng 3.8a.

Hàm lượng VCK của cỏ voi trong thí nghiệm từ 14,73-15,27%, sự sai khác giữa các lô không có ý nghĩa thống kê. Điều đó cho thấy, bón phân hữu cơ không làm ảnh hưởng đến hàm lượng chất khô của cỏ voi. Theo Viện Chăn nuôi (2001), hàm lượng VCK của cỏ voi dao động rất lớn, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như

mùa thu cắt, độ tuổi thu cắt… và từ 11,80 – 20,80%, như vậy, cỏ voi trong thí nghiệm của chúng tôi thu được cũng tương đồng với công bố trên, nhưng lại thấp hơn khi so với công bố của Bùi Quang Tuấn (2005)- hàm lượng chất khô của cỏ

voi trồng tại tại Lương Sơn Hòa Bình là 17,51%.

Hàm lượng protein của cỏ voi không cao, trong chất khô của cỏ voi thí nghiệm được bón phân hữu cơ (lô TN1, TN2, TN3) chỉ tiêu này từ 10,07-10,86% và không ghi nhận khác biệt có ý nghĩa thống kê với cỏ được trồng bằng phân chuồng (lô ĐC). Kết quả này tương đồng với công bố của Bùi Quang Tuấn (2005)- hàm lượng protein của cỏ voi trồng tại tại Lương Sơn Hòa Bình là 10,85%. Như vậy, đối với bò sữa, bò thịt cao sản khi sử dụng cây cỏ voi làm thức

ăn chính trong khẩu phần cần kết hợp với thức ăn giàu protein đểđảm bảo khẩu phần cân đối của gia súc.

Hàm lượng xơ thô trong thức ăn thô thường tương đối cao, chỉ tiêu này phụ

thuộc vào nhiều yếu tố như mùa vụ, chế độ canh tác, nước tưới, tuổi thu cắt… Kết quả định lượng xơ thô trong chất khô của cỏ voi trong thí nghiệm được bón phân hữu cơ từ 29,53- 30,34% và không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cỏ

lô ĐC (được bón phân chuồng) – 29,95%. Theo Bùi Quang Tuấn và Lê Hoa(2009) hàm lượng xơ thô của cỏ voi trồng tại tại Đăk Lăk là 28,06% thì kết quả này có phần cao hơn, có lẽ do các lứa thu hoạch vào mùa đông-xuân, cây hòa thảo sinh trưởng chậm, quá trình lignin hóa nhanh đã làm tăng chỉ tiêu này.

Cỏ voi có tính ngon miệng cao do có hàm lượng đường cao, nên gia súc rất thích, đặc biệt khi còn non. Dẫn xuất không nitơ (DXKN) gồm những chất dinh dưỡng quan trọng không chứa nitơ nhưđường, tinh bột… Kết quả thu được cho thấy không có sự khác biệt lớn về chỉ tiêu này giữa các lô trong thí nghiệm, cụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 60 

thể, hàm lượng DXKN ở các lô ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt là 47,58; 48,12; 46,64; 46,79%.

Hàm lượng khoáng tổng số trong chất khô của cỏ voi các lô được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước sinh hoạt chênh lệch không đáng kể - từ

10,07-10,20% và tương đương với cỏ lô ĐC (được bón phân chuồng) – 10,13%, Kết quả thí nghiệm này cũng tương tự công bố của Bùi Quang Tuấn và Lê Hoa (2009) khi định lượng khoáng tổng số trong chất khô của cỏ voi được trồng tại

Đăk Lăk - 10,36%.

Cây hòa thảo có nhược điểm là nghèo canxi, theo Viện Chăn nuôi Quốc gia, hàm lượng canxi trong cỏ voi tươi từ 0,06-0,20%. Trong chất khô của cỏ voi thu

được từ thí nghiệm, hàm lượng canxi từ 0,82-0,86% và không quan sát thấy sai khác đáng kể giữa các lô.

Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (TDN) là chỉ tiêu quan trọng đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, chúng tôi ước tính chỉ tiêu này theo phương pháp của Wardeh, 1981(dẫn theo Viện Chăn nuôi, 2001), kết quả cho thấy TDN trong chất khô của cỏ voi các lô thí nghiệm không khác biệt mặc dù lượng phân bón khác nhau (3,5; 4,0; 4,5 T chất khô/ha) –từ 58,94-59,12% và không sai khác so với ở cỏ được bón phân chuồng với mức 4,0T chất khô/ha - 58,92%, do đó, năng lượng trao đổi ước tính được cũng không có sai khác lớn giữa các lô cỏ thí nghiệm: từ2150,40 - 2158,00 kcal/kg chất khô.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 61 

Bảng 3.14. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi

Chỉ tiêu ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)

X ± SE Cv(%) X ± SE Cv(%) X ± SE Cv(%) X ± SE Cv(%) Chất khô (%) 15,13 ± 0,58 6,68 15,10±0,57 6,52 14,73±0,54 6,31 15,27±0,64 7,22 Protein thô (% VCK) 10,21±0,26 4,45 10,07±0,12 2,04 10,77±0,27 4,30 10,86±0,33 5,33 Lipit thô(% VCK) 2,13±0,12 9,88 2,08±0,06 5,09 2,13±0,12 10,06 2,11±0,17 14,21 Xơ thô (% VCK) 29,95±0,93 5,35 29,53±0,51 2,96 30,34±0,65 3,71 30,16±1,13 6,51 DXKN(% VCK) 47,58±0,74 2,68 48,12±0,35 1,25 46,64±0,38 1,43 46,79±0,78 2,90 Khoáng TS (% VCK) 10,13±0,16 2,77 10,20±0,03 0,49 10,12±0,16 2,66 10,07±0,22 3,77 Canxi (% VCK) 0,85±0,06 11,59 0,82±0,03 6,23 0,86±0,03 5,52 0,83±0,07 13,65 Photpho (% VCK) 0,15±0,02 19,68 0,14±0,01 10,66 0,15±0,01 11,55 0,16±0,01 12,50 TDN (% VCK) 58,92±0,79 2,31 59,01±0,35 1,03 58,94±0,54 1,59 59,12±0,84 2,45 ME (kcal/kg VCK) 2150,40±28,70 2,31 2153,70±12,80 1,03 2151,30±19,70 1,59 2158,00±30,60 2,45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 62 

. Bảng 3.15. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi thân ngắn

Chỉ tiêu

ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)

X ± SE Cv(%) X ± SE Cv(%) X ± SE Cv(%) X ± SE Cv(%) Chất khô (%) 16,73±0,56 5,80 16,37±0,38 4,07 16,17±0,52 5,58 16,46±0,50 5,25 Protein thô (% VCK) 12,41±0,41 5,77 12,18±0,20 2,81 13,03±0,41 5,41 13,34±0,59 7,62 Lipit thô(% VCK) 2,41±0,22 15,51 2,48±0,08 5,65 2,53±0,08 5,60 2,46±0,18 12,91 Xơ thô (% VCK) 28,04±0,44 2,69 27,95±0,31 1,92 28,59±0,86 5,20 28,51±1,01 6,12 DXKN(% VCK) 47,21±0,95 3,49 47,40±0,48 1,74 45,82±0,41 1,54 45,94±0,63 2,39 Khoáng TS (% VCK) 9,92±0,20 3,41 10,00±0,12 2,11 10,03±0,12 2,10 9,76±0,44 7,79 Canxi (% VCK) 0,84±0,02 3,15 0,82±0,02 5,10 0,83±0,02 3,46 0,80±0,05 10,83 Photpho (% VCK) 0,15±0,01 7,87 0,15±0,01 11,55 0,16±0,01 12,74 0,17±0,01 5,88 TDN (% VCK) 61,10±0,38 1,08 61,00±0,27 0,77 60,97±0,55 1,57 61,40±0,40 1,12 ME (kcal/kg VCK) 2230,30±13,90 1,08 2226,50±9,93 0,77 2225,50±20,10 1,57 2241,20±14,50 1,12

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 63  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành phân tích thành phần hóa học và ước tính giá trị dinh dưỡng của cỏ thí nghiệm, kết quảđược thể hiện trong bảng 3.15. Số liệu thu cho thấy, hàm lượng chất khô của cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt với các mức khác nhau (lô TN1,TN2,TN3) biến động rất ít - từ 16,17-16,46%, giữa chúng không có sai khác có ý nghĩa và cũng không có sự

khác biệt đáng kể so với cỏđược bón phân chuồng (lô ĐC) – 16,73%.

Qua kết quả thu được, chúng tôi thấy hàm lượng protein thô của cỏ voi thân ngắn có xu hướng tăng khi mức phân bón hữu cơ tăng dần, cụ thể là ở lô TN1 chỉ

tiêu này là 12,18% và ở lô TN2 và TN3 lần lượt là 13,03 và 13,34%, tuy nhiên sự

khác biệt này không có ý nghĩa thống kê có lẽ do khác biệt về mức phân bón thấp (chỉ là 0,5T chất khô/ha). Số liệu thu được cũng cho thấy giữa các lô thí nghiệm này và đối chứng (cỏđược bón phân chuồng) cũng không có sai đáng kể.

Hàm lượng xơ thô của cỏ voi thân ngắn trong thí nghiệm từ 27,95-28,59%, chúng tôi không nhận thấy sự khác biệt đáng kể chỉ tiêu này giữa cỏ được bón phân hữu cơ và phân chuồng. So sánh với kết quả công bố của Vũ Chí Cương và cs., 2009, hàm lượng xơ thô trong chất khô của cỏ voi thu cắt vào mùa đông ở 45 và 55 ngày lần lượt là 29,32 và 31,52% thì kết quả của chúng tôi thấp hơn, có lẽ

do Vũ Chí Cương và cs. tiến hành thí nghiệm với cỏ trong mùa đông.

Hàm lượng khoáng tổng số của cỏ voi thân ngắn từ 9,76-10,03% -cũng tương đương với cỏ voi trong nghiên cứu này (10,07-10,20% chất khô) và do là cây hòa thảo nên hàm lượng can xi cũng khá thấp từ0,80-0,84% trong chất khô , chúng tôi không quan sát thấy sự khác biệt đáng kể của 2 chỉ tiêu này giữa các lô trong thí nghiệm.

Kết quả ước tính tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (TDN) cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các lô được bón phân hữu cơ (TN1,TN2, TN3 tương ứng là 61,00; 60,97; 61,40% trong chất khô ) so với lô được bón phân chuồng (lô ĐC là 61,10% trong chất khô). Từ kết quả ước tính TDN, chúng tôi

ước tính được năng lượng trao đổi của cỏ các lô trong thí nghiệm và cũng không thấy khác biệt đáng kể về chỉ tiêu này ở cỏ voi thân ngắn khi được bón phân hữu cơ và bón phân chuồng. Cụ thể là khi được bón phân chuồng, cỏ voi thân ngắn có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 64 

năng lượng trao đổi (ME) ước tính là 2230,3 kcal/kg VCK, chỉ tiêu này ở các lô TN1, TN2, TN3 lần lượt là 2230,3; 2226,5; 2225,5 và 2241,2 kcal/kg VCK.

Như vậy, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của hai cỏ voi và cỏ voi thân ngắn giữa các mùa vụ không có sự khác nhau nhiều, sự sai khác không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 68)