Đất trồng được làm kỹ, san phẳng, lên luống cao 25cm, ô cách ô 30cm. Phân bón: phân lợn/hoặc phân hữu cơ thử nghiệm + 200kg P2O5 + 100kg K2O/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31
Loại phân bón sử dụng là đạm urê (46% N), Super lân (18% P2O5), Kali clorua (60% K2O).
Bón lót toàn bộ phân chuồng, super lân và 50% Kali clorua, bón vào rãnh khi rạch hàng rồi phủ một lớp đất mỏng trước khi trồng cỏ một tuần.
Bón thúc bằng phân đạm urê với mức 75kg N + 20kg K2O vào thời điểm 20-25 ngày sau gieo trồng và 15 ngày sau mỗi lứa cắt.
Gieo trồng: Cỏ trồng bằng hom thân, mỗi hom có 2 mắt. Hom được đặt xuống đáy rãnh thành 2 hàng nối tiếp nhau. Khoảng cách giữa các hàng là 40cm
Làm cỏ: Nhặt sạch cỏ dại vào các thời điểm 20 ngày sau trồng, trước mỗi lần bón phân và ngay sau khi thu cắt từng lứa.
Bảng 2.2: Sơđồ bố trí thí nghiệm
Loại cỏ Lô thí nghiệm
ĐC LÔ 1 LÔ 2 LÔ 3
Cỏ voi thân ngắn
Phân bón Phân chuồng 4T /ha Phân hữu cơ 3,5T CK /ha Phân hữu cơ 4,0T CK/ha Phân hữu cơ 4,5T CK/ha Số lần lặp lại 3 3 3 3
Thí nghiệm được tiến hành trên 12 ô đất với diện tích là 10 m2 / ô (kích thước 2m x 5m);
Cỏ voi thân ngắn được trồng trên các ô ruộng thí nghiệm được chia làm 4 lô: đối chứng (ĐC), lô1, lô 2, lô 3 với 3 lần lặp lại, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với các điều kiện giống nhau, chỉ khác nhau chế độ phân bón, cụ thể được trình bày ở bảng 2.2.
Các loại cỏ thí nghiệm được trồng vào ngày 01/10/2013, trong thời gian thí nghiệm, cỏ thu hoạch được 4 lứa, cụ thểđộ tuổi và thời gian thu hoạch như sau:
- Lứa 1 thu cắt lúc 75 ngày tuổi ( cắt vào ngày 15/12/2013); - Lứa 2 thu cắt lúc 50 ngày (cắt vào ngày 05/2/2014); - Lứa 3 thu cắt lúc 50 ngày (cắt vào ngày 25/4/2014); - Lứa 4 thu cắt lúc 40 ngày (cắt vào ngày 05/6/2014).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32