Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 34)

Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề

thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin, … Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở vùng

Đông Nam Á, nên cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này.

- Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự

nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp

để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi và cây Đậu).

- Ở Thái Lan, với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chưa đủ cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng. Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập của người nông dân bằng giải pháp: giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp hạt giống cỏđể trồng.

- Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực phía Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các giống cỏ Stylo,

Brachiaria, Pennisetum, … sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hằng năm còn sản xuất 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước.

- Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các trang trại nhỏ được trồng các giống Stylo 184, Panicum maxinum, Paspalum atratum, … đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, các giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất trống

đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hằng năm sản xuất được trên 1 tấn hạt cỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 25 

Một số nước khác như Malaysia, Lào, … cũng đã chú trọng đầu tư phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống cỏ

Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao trong sản xuất. Hằng năm sản xuất được 2-3 tấn hạt cỏ các loại. Như vậy, phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.

* Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia súc trên thế giới:

Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống cỏ

tốt từ vùng này sang vùng khác, người ta còn tập trung giải quyết vấn đề năng suất, chất lượng cỏ.

Tại Thái Lan, sản lượng vật chất khô của các giống cỏ Digitaria decumbens, Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum

khoảng từ 15-20, 18-25, 9-15 và 6-10 tấn/ha (bảng 1.1).

Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt.

Tên khoa học Tên Việt Nam Năng suất (T/ha) Prôtêin (%)

Brachiaria mutica Cỏ lông Para 9 - 15 6 – 10

Digitaria decumbens Pangola 15 – 20 7 – 11

Paspalum atratum Cỏđắng 18 – 25 6 – 7

Paspalum plicatulum 6 – 10 5 - 6

Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000).

Ngoài ra, hai giống cỏ là cỏ đắng (Paspalum atratum) Paspalum plicatulum là những loài cho sản lượng hạt giống lớn, có thể tới trên 600kg/ha. Do vậy, hai giống này đã được phân bố rộng rãi ở Thái Lan.

Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái Lan) cỏ Ghinê tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50 x 50cm và được bón phân hỗn hợp (15-15-15) trước khi trồng ở mức 300 kg/ha tương đương 18 tấn phân bón /1ha. Lượng cỏ thu hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 26 

lứa đầu (70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 đến 7,1 tấn/ha cắt sau 30 ngày. Sản lượng này được thể hiện ở bảng 1.2.

Bảng 1.2: Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày Thời gian cắt Năng suất VCK (tấn/ha) 11/8/2000 8,9 11/9/2000 7,1 11/10/2000 6,9 11/11/2000 6,8 11/12/2000 4,6 11/01/2001 2,6 11/02/2001 4,1 11/03/2001 4,3 11/04/2001 5,8 11/05/2001 3,7

Nguồn: Annual Report on Animal Nutrition Division (2001)

Theo Quilichao (Colombia CIAT, 1978), giống Brachiaria decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không bón

đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thích hợp. Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng suất chất khô đạt 36.700 kg/ha, kết quả này cao hơn so với cỏ Pangola (Digitaria decumbens), Para (Brachiaria mutica) và Ghinê (Panicum maximum) (Barnard, 1969).

Tại Purertorico, Vieente - Chandler Silva và Figarella (1959) thông báo năng suất giống Panicum maximum Cv Makueni đạt 26.846 kg VCK/ha với mức bón 440 kg đạm/ha và cứ 40 ngày cắt 1 lần khi trồng cỏ. Middleton và Micosker, (1975) cho biết vào năm 1973 và 1974 tại miền Nam Johnstone, vùng Queensland, vẫn giống Panicum maximum Cv Makueni đã sản xuất được 60.000 kg VCK/ha với điều kiện cung cấp 300 kg đạm/ha. Tại Samford, Queensland năng suất hàng năm của giống Paspalum rinatatum là 15.000 kg VCK/ha (Davies, 1970).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 27 

Wilson (1970) tại Redlanbay, Queensland, thông báo năng suất đạt từ 23.500- 28.000 kg/ha qua mùa sinh trưởng 6 tháng trong điều kiện cỏ được tưới nước và cung cấp 225 kg đạm/ha/năm trên nền đất đỏ Bazan mầu mỡ…

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 34)