Năng suất chất xanh của cỏ voi thí nghiệm

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 53)

Năng suất chất xanh là chỉ tiêu quan trọng trong phản ánh tốc độ sinh trưởng phát triển. Đánh giá về năng suất chất xanh là căn cứ quan trọng nhất để

biết được tiềm năng sản xuất của cây cỏ từ đó hoạch định chiến lược phát triển trong chăn nuôi. Năng suất chất xanh của cỏ voi thu được trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.6.

Ở lứa thu hoạch thứ nhất, năng suất xanh của cỏ voi được bón phân hữu cơ từ

51,07 – 53,40 T/ha/lứa cắt, sự sai khác giữa các lô này không có ý nghĩa thống kê mặc dù nhận thấy chiều hướng tăng năng suất khi tăng dần mức bón từ 3,5 lên 4,5T chất khô/ha, điều này cũng tương đồng với công bố của Hoàng Văn Tạo, Nguyễn Quốc Toản (2010) khi nghiên cứu chế độ bón phân cho cỏ Stylosanthes guinensis CIAT184 và Stylosanthes guinensis plus cho thấy, khi tăng mức phân hữu cơ làm tăng suất xanh của cả hai loại cỏ này. Khi so sánh với lô ĐC (được bón phân chuồng), chúng tôi cũng nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.6. Năng suất chất xanh của cỏ voi (T/ha) Lứa cắt Tham

số

Lô thí nghiệm

ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)

Lứa 1 X ± SE 52,80±2,40 51,07±1,77 52,30±1,46 53,40±2,12 Cv(%) 7,88 6,00 4,83 6,87 Lứa 2 X ± SE 33,27±2,49 32,10±2,16 32,60±2,01 33,97±2,71 Cv(%) 12,95 11,64 10,67 13,84 Lứa 3 X ± SE 39,57±1,71 37,83±2,80 39,80±2,20 40,27±2,27 Cv(%) 7,51 12,80 9,59 9,76 Lứa 4 X ± SE 49,20±1,27 47,43±1,59 48,80±1,10 49,97±1,82 Cv(%) 4,46 5,79 3,90 6,30 TỔNG X ± SE 174,83±7,78 168,43±7,99 173,50±6,55 177,60±8,71 Cv(%) 7,70 8,22 6,54 8,50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 44  Ở lứa cắt thứ 2, do thời tiết khí hậu không thuận lợi cho sự phát triển của cỏ

voi (do vào giữa mùa đông) nên năng suất xanh của cỏ có suy giảm đáng kể - chỉ

còn từ 32,10-33,97 T/ha/lứa cắt, trong đó, cỏ được bón phân chuồng (lô ĐC) có năng suất trung bình là 33,27 T/ha/lứa cắt. Trong các lô cỏ được bón phân hữu cơ, năng suất cao nhất ghi nhận được ở lô TN3 (được bón với mức 4,5T/ha); lượng bón phân giảm cũng làm giảm nhẹ năng suất xanh của các ô cỏ của lô TN2-32,60T/ha/lứa cắt và thấp nhất ở lô TN1 (mức bón 3,5T chất khô/ha) – 32,10T/ha/ lứa cắt, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Ở lứa thu hoạch thứ 3, năng suất xanh của cỏ được bón phân chuồng là 39,57T/ha/ lứa cắt, cao hơn đáng kể so với ở lứa liền trước mặc dù cùng độ tuổi thu cắt -50 ngày) do thời tiết dần chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển của cỏ

hòa thảo, cả ba yếu tố là nhiệt độ, lượng mưa và tổng số giờ nắng đều cao hơn trong giai đoạn phát triển của lứa cắt 2. Năng suất xanh của các lô cỏ được bón phân hữu cơ từ 37,83-40,27 T/ha/ lứa cắt, trong đó, lô TN2 (mức bón là 4,0T chất khô/ha) có năng suất xanh trung bình là 39,80 T/ha tương đương với lô ĐC.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 45  Ở lứa cắt thứ 4, năng suất xanh của các lô được cải thiện đáng kể do nhiệt độ

không khí, lượng mưa và tổng số giờ nắng đều tăng do đã vào cuối xuân- đầu hè, mặc dù độ tuổi tái sinh chỉ là 40 ngày nhưng năng suất xanh trung bình thu được từ

47,43-49,97 T/ha/ lứa cắt. Chúng tôi không nhận thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê của chỉ tiêu này giữa các lô trong thí nghiệm, trong đó năng suất cỏ được bón phân chuồng (lô ĐC) là 49,20 T/ha/ lứa cắt, thấp hơn không đáng kể so với cỏ lô TN3 (được bón phân hữu cơ với mức 4,5T chất khô/ha)- 49,97 T/ha/ lứa cắt.

Qua theo dõi 4 lứa thu cắt, tổng năng suất chất xanh thu được của các lô cỏ được bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tăng dần từ 168,43 T/ha (ở lô TN1) lên 173,50 (ở lô TN2) và lên 177,60 T/ha/ lứa cắt (lô TN3) và không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô ĐC được bón phân chuồng là 174,83 T/ha. Theo công bố của Bùi Quang Tuấn (2005), tại Lương Sơn Hòa Bình, năng suất chất xanh của cỏ voi là 239,4 T/ha/năm, kết quả thu

được từ 4 lứa cắt này trong thí nghiệm của chúng tôi là thấp hơn, có lẽ do đây mới chỉ là 4 lứa thu hoạch đầu (theo Viện chăn nuôi Quốc gia - 2001, cỏ voi có thể thu hoạch 7-8 lứa cắt/năm) và thời gian chủ yếu vào mùa đông và xuân nên năng suất các lứa cắt chưa cao vì thời tiết khí hậu chưa phù hợp với cây hòa thảo.

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 53)