Ảnh hưởng của kim loại nặng tới cây trồng và sức khỏe con người

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 31)

Ngày nay, với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và hình thành nhiều thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng. Khói từ

nhà máy, từ hoạt động giao thông làm ô nhiễm bầu khí quyển. Nước thải từ các nhà máy, khu dân cư làm ô nhiễm nguồn nước. Phế thải từ các khu công nghiệp, các làng nghề và việc sử dụng phân bón hoá học, bùn thải, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn tài nguyên đất. Tất cả những nguồn gây ô nhiễm này đều là nguyên nhân của sự tích tụ quá mức hàm lượng kim loại nặng trong đất và nước.

Với sự tích tụ quá mức lượng kim loại nặng trong môi trường đất đã làm cho thảm thực vật trên mặt đất bị mất đi, nhiều loài không thể sống được ở những vùng đất chứa lượng kim loại nặng quá cao. Đất giảm lượng tích luỹ mùn và trở

nên chặt hơn, nghèo dinh dưỡng hơn. Những cây có thể mọc được ở những vùng

đất chứa lượng kim loại nặng cao thì ngay trong bản thân chúng cũng sẽ chứa lượng kim loại nặng nhất định, và lượng kim loại nặng nhất định này cao hơn mức bình thường mà chúng có được do chúng hút các chất dinh dưỡng trong đất. Các kim loại nặng tích luỹ trong đất từ đó đi vào nông sản, thực phẩm và theo chuỗi thức ăn kim loại nặng trong đất sẽđược tích tụ trong thực vật và vào cơ thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 22 

con người. Nếu cơ thể con người tích tụ lượng kim loại nặng càng lớn sẽ gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ, và tính mạng của con người.

* Tính độc ca Cadmium (Cd)

- Đối với cây trồng: Rau diếp, cần tây, củ cải, cải bắp có xu hướng tích luỹ

Cd khá cao, trong khi đó củ khoai tây, bắp, đậu tròn, đậu dài được tích luỹ một số

lượng Cd nhiều nhất trong các loại thực phẩm, lá cà chua được tìm thấy tích luỹ

Cd khoảng 70 lần so với lá cà rốt trong cùng biện pháp trồng trọt giống nhau. Trong các cây, Cd tập trung cao trong các rễ cây hơn các bộ phận khác ở các loài yến mạch, đậu nành, cỏ, hạt bắp, cà chua, nhưng các loài này sẽ không phát hiện

được khi tích lũy Cd ở rễ cây. Tuy nhiên, trong rau diếp, cà rốt, cây thuốc lá, khoai tây, Cd được chứa nhiều nhất trong lá. Trong cây đậu nành, 2 % Cd được tích luỹ hiện diện trong lá và 8 % ở chồi. Cd trong mô cây thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong việc giải quyết sự tích luỹ chất Cd trong cơ thể con người. Sự

tập trung Cd trong mô thực vật có thể gây ra thông tin sai lệch của quần thể.

- Đối với con người: Cd trong môi trường thường không độc hại nhiều nhưng nguy hại chính đối với sức khoẻ con người từ Cd là: sự tích tụ mãn tính của nó ở trong thận. Ở đây, nó có thể gây ra rối loạn chức năng nếu tập trung ở

trong thận lên trên 200 mg/kg trọng lượng tươi. Cd đã được tìm thấy trong protein mà thường ở trong các khối của cơ thể và những Protein này có thể tìm thấy trong nấm, đậu nành, lúa mì, cải bắp và trong một số loại thực vật khác. Cd là một KLN có hại, nó vào cơ thể qua thực phẩm và nước uống, Cd dễ dàng chuyển từđất lên rau xanh và bám chặt ởđó. Khi xâm nhập vào cơ thể Cd sẽ phá huỷ thận. Nhiều công trình cho thấy Cd gây chứng bệnh loãng xương, nứt xương, sự hiện diện của Cd trong cơ thể sẽ khiến việc cốđịnh Ca trở nên khó khăn. Những tổn thương về xương làm cho người bị nhiễm độc đau đớn ở vùng xương chậu và hai chân. Ngoài ra, tỷ lệ ung thư tiền liệt tuyến và ung thư phổi cũng khá lớn ở nhóm người thường xuyên tiếp xúc với nhóm chất độc này.

* Tính độc ca Arsenic (As)

- Đối với cây trồng: Arsenic được nhiều người biết đến do tính độc của một số hợp chất có trong nó. Sự hấp thụ As của nhiều cây trồng trên đất liền không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 23 

quá lớn, thậm chí ở trên đất trồng tương đối nhiều As, cây trồng thường không chứa lượng As gây nguy hiểm. As khác hẳn một số kim loại nặng bình thường vì

đa số các hợp chất As hữu cơ ít độc hơn các As vô cơ. Lượng As trong các cây có thểăn được thường rất ít. Sự có mặt của As trong đất trồng trở nên chua hơn, nồng độ pH < 5 khi có sự kết hợp giữa các loại nguyên tố khác nhau như Fe, Al. Chất độc ảnh hưởng từ As làm giảm đột ngột sự chuyển động trong nước hay làm đổi màu của lá kéo theo sự chết lá cây, hạt giống thì ngừng phát triển. Cây đậu và những cây họĐậu rất nhạy cảm đối với độc tố As.

- Đối với con người: Khi lượng độc tố As vượt quá ngưỡng, nhất là trong thực vật, rau sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nhiều hơn sẽ gây ngộ độc. Nhiễm độc As trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang, thận, gan, phổi. As còn gây ra những chứng bệnh tim mạch như cao huyết áp, tăng nhịp tim và các vấn đề thần kinh. Đặc biệt khi uống nước có nhiễm As cao trong thời gian dài sẽ gây hội ứng đen da và ung thư da.

* Tính độc ca chì (Pb)

- Đối với cây trồng: Sự dư thừa Pb cũng sẽ gây độc cho cây trồng khi hàm lượng Pb trong đất quá cao.

- Đối với con người: Khi ăn phải một lượng Pb 25 – 30 g, thoạt đầu có thể

thấy vị ngọt rồi chát, nghẹn ở cổ, nôn ra chất trắng, đau bụng dữ dội, mạch yếu, tê chân tay, co giật và tử vong. Khi cơ thể tích luỹ một lượng Pb đáng kể sẽ dần dần xuất hiện các biểu hiện nhiễm độc như hơi thở hôi, sưng lợi với viền đen ở

lợi, da vàng, đau bụng dữ dội, táo bón, đau khớp xương, bại liệt chi trên, mạch yếu, nước tiểu ít, thường gây sảy thai ở phụ nữ có thai.

Ô nhim thu ngân trong môi trường

Thuỷ ngân là một trong các kim loại nặng rất được quan tâm trong môi trường cùng với chì và cadimi. Trong địa quyển thuỷ ngân tồn tại chủ yếu dưới dạng sunfit và sẽđược biến đổi do các vi sinh vật từ Hg+2 thành Hg hoặc do quá trình metyl hoá hoặc dimetyl hoá. Trong hệ thống nước bảo hoà oxy, có thể thấy thuỷ ngân ở dạng Hg+2 tạo thành từ Hg0. Trong điều kiện yếm khí thường gặp thuỷ ngân ở dạng Hg+2 hoặc phức chất với HgS2-2.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 24 

Các phản ứng metyl hoá sinh học của thuỷ ngân có ý nghĩa quan trọng đối với tính độc của các hợp chất thuỷ ngân, vì các dẫn xuất thuỷ ngân hữu cơ là chất tan trong mỡ và có thể tích tụ nhiều trong các động vật thuỷ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hợp chất thuỷ ngân được ứng dụng rông rải trong các ngành kỹ thuật khác nhau (quá trình điện phân, xúc tác, thuốc bảo vệ thực vật...). Vì vậy để giảm thiểu thuỷ ngân đi vào trong môi trường cần chú ý giảm lượng thuỷ ngân dùng trong các ngành trên.

1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ SỬ DỤNG CÂY THỨC ĂN GIA SÚC

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 31)