3.3.1. Chiều cao khi thu hoạch của cỏ voi chân ngắn
Kết quả thí nghiệm chiều cao cây của cỏ voi thân ngắn trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.9. Kết quả thu được cho thấy rằng trong lứa cắt 1, khi thu cắt ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
75 ngày tuổi, cỏ voi thân ngắn trong các lô thí nghiệm (được bón phân hữu cơ
sản xuất từ bùn) đạt chiều cao từ 147,70-155,47cm, trong đó thấp nhất ở lô được bón 3,5 T chất khô/ha (lô TN1) và tăng dần lượng phân bón cũng làm tăng chiều cao cây lên 155,47cm ở lô bón phân cao nhất- 4,5T/ha (lô TN3). Ở lứa này, chúng tôi không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về chiều cao cây khi thu cắt giữa các lô TN và lô ĐC (được bón phân chuồng – 153,93cm)
Lứa cỏ thứ 2 rơi vào khi thời tiết không thuận lợi, cả nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa trung bình đều khá thấp, vì vậy, sau 50 ngày tái sinh, khi thu cắt lứa 2, chiều cao cỏ voi lùn chỉđạt 133,07cm ở lô được bón phân chuồng (lô ĐC) và từ 129,63-134,30cm ở các lô được bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn nước thải sinh hoạt. Giữa ĐC và các lô TN không quan sát thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê, chiều cao cỏ lô ĐC nằm ở khoảng trung gian giữa lô TN2 và TN3 (được bón 4,0 và 4,5 T phân hữu cơ khô)
Bảng 3.9. Chiều cao cây cỏ voi thân ngắn khi thu cắt (cm) Lứa
cắt Tham số
Lô thí nghiệm
ĐC Lô1 Lô2 Lô3
Lứa 1 X ± SE 153,93±1,77 147,70±1,79 152,30±3,27 155,47±2,60 Cv(%) 1,99 2,10 3,72 2,90 Lứa 2 X ± SE 133,07±1,89 129,63±2,56 131,60±2,05 134,30±2,00 Cv(%) 2,46 3,43 2,70 2,58 Lứa 3 X ± SE 138,77±4,13 135,37±3,76 137,90±4,23 139,43±4,13 Cv(%) 5,16 4,81 5,32 5,13 Lứa 4 X ± SE 149,63±1,44 146,33±2,20 148,63±1,48 150,60±1,76 Cv(%) 1,66 2,60 1,72 2,03
Thời tiết sang xuân, nhiệt độấm dần, độ ẩm trong không khí tăng do lượng mưa tăng lên, tổng số giờ nắng trong tháng tăng là điều kiện thuận lợi cho cỏ voi thân ngắn sinh trưởng và phát triển, vì vậy, chiều cao trung bình khi thu cắt voi thân ngắn lứa 3 có sự vượt trội so với lứa thu hoạch liền trước. Với lô cỏ được bón phân chuồng với mức 4,0T chất khô/ha (ĐC) có chiều cao trung bình là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
138,77cm, cao hơn lô được bón phân hữu cơ từ bùn cùng mức bón (TN2) 0,87cm, nhưng thấp hơn cỏ lô TN3 (bón phân hữu cơ từ bùn với mức 4,5T chất khô/ha) 0,66cm, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Giữa các lô thí nghiệm (được bón phân hữu cơ từ bùn) có lẽ do mức bón phân khác nhau ít (chênh lệch 0,5 T chất khô/ha) nên không đủ tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa.
Hình 3.2. Chiều cao khi thu cắt cỏ voi thân ngắn(cm)
Ở lứa thu hoạch thứ 4, lúc này thời tiết đã khá thuận lợi cho sự phát triển của cây hòa thảo, mặc dù tuổi tái sinh chỉ là 40 ngày nhưng cỏ thí nghiệm của chúng tôi đã đạt chiều cao trung bình từ 149-150cm, cụ thể là ở lô cỏ được bón phân chuồng với mức 4,0 T chất khô/ha là 149,63cm và không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lô cỏđược bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn nước thải sinh hoạt (các lô TN1, TN2, TN3). Trong các lô thí nghiệm này cũng không có sự sai khác nhiều mặc dù quan sát thấy có khuynh hướng tăng dần từ TN1 đến TN3 (mức bón phân hữu cơ từ bùn tăng dần từ 3,5 lên 4,5 T chất khô/ha), tương
ứng là 146,33; 148,63 và 150,60cm.
Như vậy, qua kết quả thí nghiệm thu được cho thấy bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt với mức 3,5; 4,0; 4,5 T chất khô/ha không làm ảnh hưởng đến chiều cao cây khi thu cắt ở cả 4 lứa của cả cỏ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52