Chiều cao thu hoạch là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây, chiều cao thu hoạch cũng quyết định lượng dự trữ của cỏ trong quá trình tái sinh. Đối với mỗi loại cỏ khác nhau độ cao thu hoạch thích hợp cũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
khác nhau. Chiều cao thu hoạch chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh như: lượng mưa, ánh sáng, nhiệt độ. Kết quả thí nghiệm chiều cao cây của cỏ voi trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4.
Trong lứa cắt 1, trong tháng 10 và 11/2013, nhiệt độ và tổng số giờ nắng còn khá cao, tương ứng từ 21,5-25oC và 90-110 giờ vì vậy, trong hai tháng này cỏ mọc còn khá nhanh, hơn nữa, tuổi thiết lập cỏ voi (tuổi lứa cắt 1) là 75 ngày nên chiều cao cây khi cắt ở các lô dao động từ 176,07-183,90 cm, chúng tôi không quan sát thấy sự khác biệt đáng kể giữa các lô cỏ thí nghiệm, trong đó độ
cao cây lớn nhất ghi nhận được ở lô TN3 (được bón phân hữu cơ với lượng 4,5T chất khô/ha) -183,90 cm. Các lô TN1 và TN2 lần lượt là 176,07 và 182,27 cm – thấp hơn một chút so với lô ĐC (cỏđược bón 4,0T chất khô phân chuồng).
Bảng 3.4. Chiều cao cây cỏ voi khi thu cắt (cm) Lứa
cắt Tham số
Lô thí nghiệm
ĐC Lô1 Lô2 Lô33
Lứa 1 X ± SE 183,50±1,47 176,07±1,20 182,27±3,06 183,90±2,61 Cv(%) 1,39 1,18 2,90 2,46 Lứa 2 X ± SE 154,17±2,48 148,73±2,83 152,33±3,07 156,10±3,71 Cv(%) 2,79 3,29 3,49 4,11 Lứa 3 X ± SE 160,50±3,42 156,33±5,04 158,20±4,11 161,33±4,66 Cv(%) 3,69 5,58 4,49 5,01 Lứa 4 X ± SE 176,53±2,54 172,10±2,59 173,97±2,66 177,37±3,11 Cv(%) 2,49 2,61 2,64 3,04
Ở lứa cắt thứ 2, do thời tiết vào các tháng mùa đông, cả nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng đều thấp đã ảnh hưởng đến sự phát triển của cỏ voi, ở lứa này, các lô cỏ voi thí nghiệm dều phát triển chậm, chiều cao trung bình của cỏ
khi thu cắt dao động từ 148,73-156,10cm. Giữa các lô cỏ thí nghiệm được bón bằng phân hữu cơ từ bùn trạm xử lý nước thải sinh hoạt (lô TN1,TN2, TN3) và lô
ĐC (được bón bằng phân chuồng) không quan sát thấy sự sai khác có ý nghĩa thống kê, mặc dù cỏ lô TN1 và TN2 (cao 148,73 và 152,33cm) thấp hơn cỏ lô
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Ở lứa cắt thứ 3, lúc này thời tiết đã sang xuân, lượng mưa, độ ẩm không khí và nhiệt độ đã tăng cao hơn ở lứa 2 nên sinh trưởng của cỏ cũng đã được cải thiện, mặc dù độ tuổi thu cắt là tương đương nhau (50 ngày tuổi). Chiều cao trung bình của cỏ khi thu cắt dao động từ 156,33-161,33cm. Cỏ ở lứa này cao nhất vẫn ghi nhận ở lô cỏ được bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt với lượng 4,5 T chất khô/ha (lô TN3) và thấp nhất ở lô TN1 (được bón 3,5 T chất khô phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt), mặc dù vây, chúng tôi cũng không quan sát thấy khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các lô cỏ thí nghiệm và lô đối chứng (được bón phân chuồng).
Hình 3.1. Chiều cao khi thu cắt cỏ voi (cm)
Ở lứa cắt thứ 4, lúc này thời tiết đã khá thuận lợi cho sự phát triển của cỏ
voi cuối xuân đầu hè), nhiệt độ, lượng mưa và số giờ nắng đã tăng lên rất cao, vì vậy, dù chỉ thu cắt khi tái sinh 40 ngày tuổi nhưng độ cao cây trung bình đã đạt 172,10- 177,37cm và cũng không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cỏ lô ĐC (được bón phân chuồng) và các lô thí nghiệm. Trong các lô thí nghiệm (được bón phân hữu cơ sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt) quan
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
sát thấy độ cao cây có khuynh hướng tăng dần từ lô TN1 đến TN2 và cao nhất ở
lô TN3 (có mức phân bón cao nhất – 4,5 T chất khô/ha).