XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Theo WHO-UNICEF (2008); WB-Hydroconceil và PEM (2008); Nguyễn V. A. và cs. (2011) (dẫn theo Ngân hàng thế giới, 2013), trước năm 2000, hoạt
động xử lý nước thải ở nước ta hầu như chỉđược thực hiện trong các công trình vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại, công trình được người Pháp mang đến Việt Nam từ thế kỷ 19, sau đó, công trình này được sử dụng rộng rãi, với quy định tất cả
các hộ gia đình phải xây dựng công trình vệ sinh tại chỗ. Ở các đô thị lớn như Hà nội, ước tính trên 90% hộ gia đình có công trình vệ sinh tại chỗ, thường là bể tự
hoại. Khi dân số đô thị tăng, lượng nước thải phát sinh tác động đến nguồn tiếp nhận nước và làm nảy sinh nhu cầu thu gom và xử lý nước thải để xả thải an toàn hơn. Việc quy hoạch và thiết kế nhà máy xử lý nước thải đầu tiên ở Việt Nam bắt
đầu được thực hiện khoảng năm 2000 và đến cuối năm 2012, Việt Nam có tổng cộng 17 nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung.
Theo Ngân hàng thế giới (WB, 2013), tại Hà nội, tính đến tháng 12/2012 có 4 nhà máy xử lý nước thải là Kim Liên (công suất thiết kế xử lý được 3.700 m3 nước thải/ngày đêm) với công nghệ bùn hoạt tính, Trúc Bạch (với công suất thiết kế xử lý được 2.500 m3 nước thải/ngày đêm) với công nghệ bùn hoạt tính, Bắc Thăng Long (công suất thiết kế xử lý được 42.000 m3 nước thải/ngày đêm) với công nghệ kỵ khí – thiếu khí-hiếu khí có khử nitơ và Yên Sở (công suất thiết kế xử lý được 200.000 m3 nước thải/ngày đêm) với công nghệ bể phản ứng theo mẻ. Ngoại trừ hai nhà máy đầu tiên (Kim Liên và Trúc Bạch) đã hoạt động hết công suất thiết kế, do một số nguyên nhân, nhà máy Bắc Thăng Long (chỉ xử lý nước thải khu công nghiệp) mới chỉ xử lý 7000 m3 nước thải/ngày đêm và nhà máy Yên Sở xử lý 120.000 m3 nước thải/ngày đêm.
Hàng ngày lượng nước thải sinh hoạt của toàn thành phố Hà nội khoảng hơn 500.000m3 (Phương Văn Đông, 2007), nếu các nhà máy hoạt động hết công suất cũng mới chỉ xử lý được 50% lượng nước thải. Lượng bùn ướt của các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt ở Hà nội ước đạt 100-150 T /ngày đêm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
Theo Ngân hàng thế giới (2013), hiện nay cách xử lý bùn phát sinh từ
mạng lưới thoát nước và trạm xử lý nước thải của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng phổ biến nhất là chôn lấp, không thu hồi các chất có ích gây lãng phí nguồn chất hữu cơ này trong khi nhu cầu sử dụng phân vi sinh của các trang trại trồng hoa và rau màu và ngành trồng trọt khá lớn, bên cạnh đó, nhiều thành phố đang gặp khó khăn trong việc bố trí diện tích chôn lấp bùn của nhà máy xử lý nước thải.
Ở nước ta, thu hồi tài nguyên từ bùn chưa phải là vấn đề quan tâm của các dự án thoát nước và xử lý nước thải. Đây là nội dung sẽ được xem xét trong những năm tới khi các mô hình quản lý, nhu cầu thị trường, các tiêu chuẩn và các biện pháp kiểm soát được phát triển đồng bộ với các công nghệ
xử lý phù hợp. Hiện nay mới chỉ có nhà máy Yên Sở với công suất 200.000 m3/ngày được thiết kế áp dụng công nghệ phân hủy kỵ khí để ổn định bùn (Ngân hàng thế giới 2013).
Theo ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở TN-MT TP Hồ Chí Minh, về lý thuyết, các loại bùn từ nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay là các dạng chất thải thông thường, không nhiễm kim loại nặng nên rất thích hợp để tái chế như các loại bùn thải có chất hữu cơ cao, như bùn nạo vét cống rãnh, bùn hệ
thống xử lý nước thải các nhà máy sữa, nhà máy chế biến thực phẩm… Lượng bùn này có hàm lượng chất hữu cơ 55-80% chất khô, rất thích hợp cho việc làm phân bón (compost) và sản xuất khí sinh học (biogas).
Hiện nay, định hướng sử dụng bùn của nhà máy xử lý nước thải để sản xuất phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt đã và đang được nghiên cứu, một nhà máy
ở Đà Lạt đang thử sản xuất phân vi sinh sau khi làm khô và ổn định bùn trong các sân phơi bùn đang có kết quả khả quan.
Theo Phòng Hóa Môi trường - Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt với sơđồ quy trình như sau:
Bùn tươi lấy từ trạm xử lý nước thải sinh hoạt Trúc Bạch (độ ẩm 85%), sau khi giảm độ ẩm xuống còn 70% bằng máy vắt, ép bùn sẽ được phối trộn với chất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 độn (mùn cưa) theo tỷ lệ 2:1. Hỗn hợp được ủ hiếu khí trong thùng và sử dụng phương pháp đảo trộn liên tục. Trong 2 ngày đầu, nhiệt độ bắt đầu tăng lên, đạt
đến 66-68oC. Sau đó, trong hai tuần tiếp theo hỗn hợp được đảo trộn theo tần suất 3 ngày/lần. Sau đó, hỗn hợp được đảo trộn với tần suất 7 ngày /lần. Phân ủ trong thời gian 2,5-3 tháng.
Phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải đã được sấy khô
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008) hàm lượng các kim loại nặng trong phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, từ phế thải công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi; phân bón lá có nguồn gốc hữu cơ tại Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN như sau: Kim loại nặng Hàm lượng Asen (As) ≤ 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm Cadimi (Cd ≤ 2,5 mg/kg hoặc ppm Chì (Pb) ≤ 250,0 mg/kg (lít) hoặc ppm Thuỷ ngân (Hg) ≤ 2,0 mg/kg (lít) hoặc ppm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20