Năng suất xanh của cỏ voi thân ngắn

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 63)

Năng suất chất xanh của cỏ voi thân ngắn thu được trong thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.11. Qua kết quả thu được chúng tôi thấy, năng suất xanh của cỏ

lô TN3 (được bón phân hữu cơ với mức 4,5T chất khô/ha) trong cả 4 lứa thu hoạch là cao nhất, lần lượt là 51,40; 32,63; 38,57 và 48,73T/ha/ lứa cắt vì vậy tổng năng suất xanh đạt 171,30 T/ha cũng là cao nhất, chỉ tiêu này ở lô cỏ được bón phân chuồng lần lượt trong 4 lứa cắt là 50,53; 32,90; 38,17 và 47,90 T/ha/ lứa cắt nhưng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các lô cỏ được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt (lô TN1,TN2, TN3).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 54 

Bảng 3.11. Năng suất chất xanh của cỏ voi thân ngắn (T/ha) Lứa cắt Tham

số

Lô thí nghiệm

ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)

Lứa 1 X ± SE 50,53±3,09 48,97±2,53 49,97±2,59 51,40±2,83 Cv(%) 10,59 8,95 8,97 9,53 Lứa 2 X ± SE 31,90±2,74 30,53±2,43 31,83±2,85 32,63±3,03 Cv(%) 14,89 13,79 15,52 16,1 Lứa 3 X ± SE 38,17±2,09 35,77±3,31 37,5±3,05 38,57±2,91 Cv(%) 9,49 16,02 14,09 13,06 Lứa 4 X ± SE 47,90±1,71 46,10±2,52 47,07±1,9 48,73±1,94 Cv(%) 6,18 9,48 6,98 6,9 TỔNG X ± SE 168,5±9,57 161,4±10,7 166,4±10,1 171,3±10,6 Cv (%) 9,83 11,54 10,52 10,68

Khi so sánh chỉ tiêu này của các lô cỏ được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt, chúng tôi cũng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, mặc dù có quan sát thấy xu hướng tăng năng suất xanh khi mức phân bón tăng dần từ 3,5 lên 4,0 và 4,5T chất khô/ha, cụ thể là ở lứa 1 chỉ tiêu này ở

các lô TN1, TN2, TN3 lần lượt là 48,97; 49,97 và 51,40 T/ha/ lứa cắt; ở lứa 2 lần lượt là 30,53; 31,83 và 32,63 T/ha/ lứa cắt; ở lứa 3 lần lượt là 35,77; 37,50 và 38,57 T/ha/ lứa cắt; ở lứa cắt 4 lần lượt là 46,10; 47,07 và 48,73 T/ha/ lứa cắt.

Từ số liệu thu được từ bốn lứa thu hoạch, chúng tôi tính được năng suất xanh tổng số của cỏ các lô trong thí nghiệm. Kết quả thu được cho thấy, tổng năng suất chất xanh cỏ voi thân qua 4 lứa thu cắt cao nhất ghi nhận được ở lô TN3 (được bón phân hữu cơ với mức 4,5T chất khô/ha) – 171,3 T/ha cao hơn so với lô ĐC (được bón phân chuồng với mức 4,0 T chất khô/ha) là 168,5T/ha. Trong các lô cỏ được bón phân hữu cơ, chúng tôi cũng quan sát thấy khuynh hướng tăng năng suất xanh khi tăng mức phân bón, cụ thể là tổng năng suất tăng từ 161,4T/ha ở lô TN1 (được bón phân hữu cơ với mức 3,5T chất khô/ha) lên 166,4T/ha ở lô TN2 được bón phân hữu cơ với mức 3,5T chất khô/ha (được bón phân hữu cơ với mức 4,0T chất khô/ha) và tăng lên 171,3 T/ha ở lô TN3, tuy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 55 

nhiên có lẽ do chênh lệch giữa các mức bón phân hữu cơ chưa đủ lớn để tạo nên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của chỉ tiêu này.

Hình 3.6. Năng suất xanh tổng số 4 lứa cắt của cỏ voi thân ngắn (T/ha)

Như vậy, sử dụng phân bón hữu cơ sản xuất từ bùn thu được từ nhà máy xử

lý nước thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng lớn đến năng suất xanh của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn.

3.3.4.. Năng sut cht khô ca c voi thân ngn

Năng suất chất khô của cỏ voi thân ngắn được bón phân chuồng và phân hữu cơ thu được từ thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.12 cho thấy: trong các lô cỏ được bón phân hữu cơ từ bùn nước thải sinh hoạt, việc tăng mức bón phân từ

3,5 lên 4,0 và lên 4,5T chất khô/ha có xu hướng làm tăng nhẹ năng suất chất khô của cỏ voi thân ngắn, tuy nhiên, cũng như ở cỏ voi, có lẽ do mức tăng phân bón giữa các lô chỉ là 0,5 T chất khô/ha chưa đủ lớn để làm thay đổi đáng kể năng suất chất khô nên giữa các lô này sai khác không có ý nghĩa thống kê, cụ thể là ở

các lô TN1, TN2, TN3 ở lứa cắt 1 lần lượt là 8,00; 8,07; 8,46 T chất khô/ha; ở

lứa 2 lần lượt là: 4,98; 5,14; 5,37 T chất khô/ha; ở lứa 3 lần lượt là: 5,83; 6,04; 6,34 T chất khô/ha; ở lứa 4 lần lượt là 7,53; 7,60; 8,02 T chất khô/ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 56 

Bảng 3.12. Năng suất chất khô của cỏ voi thân ngắn (T/ha)

Lứa cắt Tham số Lô thí nghiệm

ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)

Lứa 1 X ± SE 8,47±0,67 8,00±0,30 8,07±0,41 8,46±0,49 Cv(%) 13,78 6,52 8,81 9,95 Lứa 2 X ± SE 5,35±0,55 4,98±0,30 5,14±0,46 5,37±0,51 Cv(%) 17,7 10,35 15,44 16,54 Lứa 3 X ± SE 6,39±0,43 5,83±0,42 6,04±0,38 6,34±0,42 Cv(%) 11,75 12,42 10,81 11,53 Lứa 4 X ± SE 8,02±0,43 7,53±0,27 7,60±0,24 8,02±0,32 Cv(%) 9,17 6,14 5,38 6,96 TỔNG X ± SE 28,23±2,07 26,34±1,26 26,85±1,43 28,18±1,72 Cv (%) 12,73 8,28 9,23 10,55

Khi so sánh chỉ tiêu này của cỏ các lô được bón phân hữu cơ (TN1, TN2, TN3) với cỏ được bón phân chuồng (lô ĐC) ở các lứa thu hoạch, chúng tôi cũng không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, vì vậy, tổng năng suất chất khô của cỏ lô ĐC cũng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê so với các lô TN1, TN2, TN3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 57 

Năng suất protein thô của cỏ voi thân ngắn thu được từ thí nghiệm được thể

hiện ở bảng 3.13. Qua kết quả thu được chúng tôi thấy trong cùng một lứa cắt và mức phân bón, năng suất protein của cỏ voi thân ngắn thường cao hơn so với cỏ

voi, điều này do hàm lượng protein của cỏ voi thân ngắn cao hơn. Tương tự như ở cỏ voi, mức bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt tăng lên cũng có xu hướng làm tăng năng suất protein, cụ thể là năng suất protein của cỏ được bón 3,5; 4,0; 4,5 T chất khô/ha (lô TN1, TN2, TN3) ở lứa thu hoạch thứ 1 tương ứng là 0,97; 1,05; 1,13 T/ha; ở lứa 2 lần lượt là 0,61; 0,67; 0,72 T/ha; ở lứa 2 lần lượt là: 0,71; 0,79; 0,85 T/ha và ở lứa 4 lần lượt là 0,92; 0,99; 1,07 T/ha, nhưng các sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.13. Năng suất protein của cỏ voi thân ngắn (T/ha) Lứa cắt Tham số

Lô thí nghiệm

ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)

Lứa 1 X ± SE 1,05±0,05 0,97±0,02 1,05±0,04 1,13±0,07 Cv(%) 8,97 4,13 6,59 10,97 Lứa 2 X ± SE 0,66±0,05 0,61±0,03 0,67±0,05 0,72±0,07 Cv(%) 13,24 8,77 13,24 17,17 Lứa 3 X ± SE 0,79±0,03 0,71±0,05 0,79±0,05 0,85±0,07 Cv(%) 7,46 10,99 11,92 15,01 Lứa 4 X ± SE 0,99±0,02 0,92±0,02 0,99±0,03 1,07±0,05 Cv(%) 4,26 4,46 4,85 8,74 TỔNG X ± SE 3,49±0,16 3,20±0,12 3,49±0,17 3,76±0,27 Cv (%) 8,05 6,52 8,18 12,25

Kết quả thu được cũng cho thấy rằng, sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 58 

suất protein tương tự nhau, cụ thể ở lứa 1 là 1,05T protein/ha/lứa, ở lứa 2 là 0,66- 067T/ha/lứa, ở lứa 3 là 0,79 và lứa 4 là 0,99 T/ha/lứa, cũng vì vậy mà với mức bón phân chuồng và phân hữu cơ bằng nhau (4,0T chất khô/ha) thì tổng năng suất protein của cỏ voi thân ngắn của cả 4 lứa là tương đương nhau – 3,49 T/ha.

Hình 3.8. Năng suất protein của cỏ voi thân ngắn (T/ha)

Như vậy, từ kết quả thu được thấy rằng bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử

lý nước thải không làm ảnh hưởng đến năng suất protein của cả cỏ voi và cỏ voi thân ngắn.

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)