Năng suất chất khô cũng như nhiều chỉ tiêu khác của thực vật chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ
nắng…cũng như chế độ canh tác, trình độ thâm canh, mức phân bón.. Để hoàn thiện đánh giá ảnh hưởng của phân bón hữu cơ lên năng suất của cỏ thí nghiệm, chúng tôi đánh năng suất khô của cỏ cỏ voi. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở
bảng 3.7. Qua kết quả thu được cho thấy, năng suất chất khô của cỏ voi trong lứa thu hoạch đầu tiên cao nhất ghi nhận được ở lô được bón phân hữu cơ với mức 4,5T chất khô/ha (lô TN3), thấp hơn một chút là lô ĐC (được bón phân chuồng với mức 4,0T chất khô/ha), ở lô TN1 và TN2 là tương tự nhau - lần lượt là 7,2 và 7,71 T/ha. Các kết quả cũng cho thấy, sự khác biệt về năng suất chất khô giữa các lô không có ý nghĩa thống kê.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
Bảng 3.7. Năng suất chất khô của cỏ voi (T/ha) Lứa cắt Tham số Lô thí nghiệm
ĐC (n=3) Lô1 (n=3) Lô2 (n=3) Lô3 (n=3)
Lứa 1 X ± SE 7,99±0,49 7,72±0,47 7,71±0,39 8,16±0,52 Cv(%) 10,66 10,49 8,72 10,96 Lứa 2 X ± SE 5,04±0,43 4,86±0,42 4,80±0,33 5,20±0,53 Cv(%) 14,81 14,95 11,92 17,77 Lứa 3 X ± SE 5,98±0,3 5,71±0,43 5,86±0,31 6,15±0,42 Cv(%) 8,53 12,94 9,11 11,84 Lứa 4 X ± SE 7,44±0,32 7,16±0,35 7,19±0,24 7,63±0,41 Cv(%) 7,33 8,46 5,79 9,34 TỔNG X ± SE 26,46±1,52 25,45±1,6 25,55±1,21 27,14±1,87 Cv (%) 9,93 10,88 8,2 11,93
Ở lứa thu hoạch thứ 2, thời tiết đã vào đông, các điều kiện khí hậu như nhiệt
độ, lượng mưa, tổng số giờ nắng đều giảm mạnh và không thích hợp cho cỏ hòa thảo sinh trưởng nhưng năng suất chất khô của cỏ voi cũng vẫn có diễn biến tương tự như ở lứa 1 được ghi nhận, cụ thể là năng suất chất khô của lô ĐC, TN1, TN2, TN3 lần lượt là 5,04; 4,86, 4,80 và 5,20 T/ha.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Khi thời tiết sang xuân (ở lứa cắt 3) và vào hè (ở lứa cắt 4) đã dần cải thiện năng suất chất khô của cỏ trong thí nghiệm nhưng chúng tôi cũng vẫn không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ tiêu này giữa các lô được bón phân chuồng và phân hữu cơ.
Tổng năng suất chất khô của cỏ voi thu được từ 4 lứa thu hoạch trong thí nghiệm từ 25,45 – 27,14 T/ha nhưng sai số giữa các lô là không có ý nghĩa thống kê. Theo Nguyễn Ngọc Hà và cs. (1995) P. purpureum Kinggrass, P. maximum, Pangola, Bermuda... có năng suất chất khô từ 13 – 26 T/ha, kết quả
thu được từ thí nghiệm của chúng tôi là tương đồng. Theo Moore và Bushman, 1978 (dẫn theo FAO), năng suất chất khô khi cắt 56 ngày ở CIAT, Colombia là 32,4 T/ha năm thì năng suất chất khô cỏ voi chúng tôi thu được qua 4 lứa cắt này đã đạt 78,55-83,77% - con số khá cao so với số liệu này (cỏ voi có thể
thu 7-8 lứa cắt/năm).
Như vậy, qua kết quả thu được từ thí nghiệm cho thấy, bón phân hữu cơ được sản xuất từ bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt với mức 3,5; 4,0; 4,5T chất khô/ha không làm ảnh hưởng đến năng suất chất khô của cỏ voi so với bón phân chuồng với mức 4,0T chất khô/ha.