của giống, nhiệt độ, ánh sáng, độẩm…
- Sức nảy mầm của giống: sinh trưởng của cây cỏ voi phụ thuộc trực tiếp vào sức nảy mầm của hạt. Các giống khác nhau thì sức nảy mầm cũng khác nhau, nếu hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện cho cao lương sinh trưởng mạnh sau này. Phẩm chất của hạt thể hiện qua độ thuần và tỷ lệ nảy mầm.
Tuy nhiên sức nảy mầm của giống không chỉ phụ thuộc vào bản thân hạt mà còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị giống, điều kiện khí hậu, đất đai. Những đoạn hom đầu có tỉ lệ nảy mầm cao nhất và khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỉ lệ nảy mầm, tuy từđốt thứ 3 trởđi độ tăng giảm xuống đột ngột.
- Nhiệt độ: nhiệt độ cao hay thấp đều có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng thì sinh trưởng tăng, nhiệt độ giảm thì sinh trưởng giảm. Nói chung trong khoảng 30-35oC ảnh hưởng nhiệt độ đến cây trồng tuân theo quy luật Van Hoff. Mặt khác tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu khoáng của rễ. Nhiệt độ thấp nhất để cỏ voi nảy mầm là khoảng 15oC và nhiệt độ tối ưu cho quang hợp là 25-300C.
Cây cỏ voi không sinh trưởng hoặc sinh trưởng rất chậm trong khoảng nhiệt
độ 10-150C và ở nhiệt độ 30-350C thì tốc độ sinh trưởng đạt mức cao nhất. Theo số liệu của nghiên cứu ở Maroc nếu nhiệt độ xuống dưới 140C hoặc trên 450C thì cây ngừng sinh trưởng. Ở nhiệt độ dưới 100C cây có hiện tượng úa vàng, sau đó chết do chất diệp lục bị phá hủy.
Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng của cây, ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang hợp và tích lũy, ban đêm nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sự tiêu phí hữu cơ nên sinh trưởng của cây nhanh hơn.
- Ánh sáng: là nhân tố quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành lá và ra hoa kết quả bình thường. Ánh sáng ảnh hưởng tới sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
trưởng dưới hai hình thức khác nhau là cường độ sáng và quang chu kì. Cường
độ sáng thích hợp cho quá trình quang hợp ở cỏ nhiệt đới là 50.000-60.000 lux. - Độẩm: là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sản lượng của cây cỏ voi. Độ ẩm không khí có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây vì ẩm độ giảm thì cường độ thoát hơi nước tăng, chất nguyên sinh không được bão hòa, cây sinh trưởng chậm và ngược lại. Cây thức ăn cần nước để sinh trưởng, giữ thân nhiệt và vận chuyển dinh dưỡng từ đất lên. Cây cỏ voi có thể phát triển ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với lượng mưa hàng năm khá cao, cao hơn cây cao lương (lần lượt là 1.000mm và 400-500mm). Cỏ voi phát triển tốt ở vùng có lượng mưa trên 1500mm (Russell và Webb, 1976). Khi lượng mưa không đạt trên 1.000mm thì cần thiết phải tưới bổ sung.
- Dinh dưỡng đất: cỏ voi chỉ sinh trưởng tốt trên đất màu mỡ. Chúng phản
ứng rất mạnh với phân chuồng và phân đạm. Theo Bùi Quang Tuấn và cs. (2012), tùy theo đất trồng tốt hay xấu mà có thể sử dụng lượng phân bón khác nhau. Trung bình, lượng phân bón hữu cơ cho cỏ voi là 15 - 30 tấn/ha, theo website của dairyvietnam, phân hữu cơ bón cho cỏ voi là 15-20 T/ha phân chuồng hoai mục.
Cỏ voi chịu được khô hạn, có giai đoạn sinh trưởng chính trong mùa hè khi nhiệt độ và ẩm độ cao. Sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sương muối.
Theo Peter M. Home và Werner W. Stur (1999), cây cỏ voi thích nghi tốt nhất ởđất trung tính đến axit nhẹ, không thích hợp với đất chua.
Không có loài cây nào cho năng suất cao trên đất nghèo dinh dưỡng nếu không được bón phân đầy đủ. Trên đất nghèo dinh dưỡng cây thức ăn có thể
không chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng và sản xuất của gia súc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17