Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 37)

Ở Việt Nam, trong thời gian 10 năm trở lại đây, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta đã nhập trên 100 giống cây thức ăn hoà thảo và họ đậu có nguồn gốc nhiệt đới (CSIRO, CIAT, Philippin, Inđônêsia, Thái Lan), nhằm phát triển khả năng sản xuất thức ăn xanh cho chăn nuôi. Một số giống cỏ nhập nội đã được đánh giá, kết quả tốt và ứng dụng vào sản xuất ở một số vùng. Tuy nhiên, do không có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất cho nên một số giống sau khi đánh giá đã bị thất lạc, mất đi hoặc chưa có điều kiện thử nghiệm ở các vùng khác để có cơ sở chắc chắn mở rộng ra sản xuất.

Kết quả những công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng chưa nhiều. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung vào nghiên cứu một số giống cây thức ăn hòa thảo, họ đậu nhập nội ở một số vùng như: Lê Hòa Bình và cs (1992), khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập nội ở một số

vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi đã cho kết quả như trình bày ở bảng 1.3.

Bảng 1.3. Năng suất của các giống cỏ hòa thảo (tấn/ ha/ năm)

Tên giống Long Mỹ Sơn Thành Ba Vì Thụy Phương Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK

Panicum maximum Hamil 56,91 9,73 92,9 17,6 86,3 16,5 90,5 17,3

Panicum maximum Liconi 40,57 8,11 - - 99,96 18,9 97.,5 17,5

Panicum maximum Trichoglumen 40,89 8,21 62.4 12,6 44,0 10,1 68,2 15,7

Panicum maximum Makueni 59,96 11,92 77,1 15,1 60,8 12,4 108 19,4

Pennisetum (King grass) 119 19,02 - - 170,1 22,3 207 23,6

Pennisetum purpureum 99,73 16,95 176 22,9 169,5 20,4 198 21,8 Setaria splendida 28,13 5.56 - - 75,1 14,1 80,4 12,6 Brachiaria mutica 28,42 7,61 68,9 12,7 42,6 10,2 86,6 15,9

Brachiaria decumbens 44,16 8,77 72,6 13,7 56,7 11,2 73,8 11,8

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 28 

Phan Thị Phần và cs. (1998); Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001) khi nghiên cứu cỏ Ghinê TD58 ở khu vực miền Nam và miền Bắc cho kết quả:

+ Khu vực miền Nam, địa điểm nghiên cứu tại vùng đất xám Bình Dương với 20 tấn phân chuồng, 80 kg P2O5, 80 kg K2O và 500 kg vôi/ha/năm. Lượng phân

đạm bón từ 60 – 90 kg N/ha / năm, năng suất chất xanh cỏPanicum maximum TD 58 đạt 64,59 – 83,33 tấn /ha/ năm. Tỷ lệ lá cao 51,48 – 60,44%, năng suất hạt 287 – 323 kg/ha/năm. Khoảng cách lứa cắt thích hợp là 40 ngày/ lứa.

+ Khu vực miền Bắc trên 2 loại đất của vùng đồng bằng và vùng đất đồi trong điều kiện trung tính, đất tốt, đất chua nghèo lân và kali cỏ đều có tốc độ

sinh trưởng khá tốt (1,96 – 2,01 cm/ngày). Năng suất chất xanh đạt 90 – 100 tấn/ ha/ năm. Cỏ Ghinê có khả năng cho thu hạt, năng suất đạt 450 kg/ha, tỷ lệ sử

dụng của gia súc đối với cỏ cao: Trâu 94%, bò sữa 77% và ngựa 85%. Tỷ lệ tiêu hóa của dê đối với cỏ Panicum maximum TD 58 cao, khả năng sử dụng của gia súc đều tốt từ 86 – 100%.

Tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Văn Quang (2002) khi nghiên cứu so sánh về tốc độ

sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tính ngon miệng của 5 giống cỏ nhập nội cho biết: Cả 5 giống cỏ đều có tốc độ sinh trưởng khá cao từ 1,45 – 1,82 cm/ ngày. Trong đó 2 giống cỏ Paspalum astratum Panicum maximum TD 58 có tốc độ sinh trưởng cao nhất (1,82 và 1,70 cm/ngày).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp   Page 29 

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu năng suất, giá trị dinh dưỡng của cỏ voi và cỏ voi thân ngắn được bón phân hữu cơ từ bùn của trạm xử lý nước thải (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)