Thông tin về nguồn giống cam sành và tỷ lệ hao hụt

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 43)

Nguồn giống là nơi mà nông hộ chọn mua giống cho sản xuất, vì giống là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất cam sành sau này vì vậy nguồn giống cũng đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả sản xuất vì mỗi nguồn cung cấp giống có chất lượng cây giống khác nhau.

Bảng 4.8: Nơi mua giống của nông hộ

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%) Tỷ lệ hao hụt (%)

Tự ươm 2 4 9,3

Mua từ cơ sở sản xuất giống 30 60 5,7

Mua từ ghe giống 25 50 10,9

lượng cây giống tương đối ổn định, thường được những hộ có diện tích đất canh tác nhiều chọn những cơ sở sản xuất giống không phải ở địa phương mà ở Bến Tre là chủ yếu vì vậy chi phí vận chuyển cao, nếu mua với số lượng ít thì chi phí sẽ rất cao. Ngoải ra, chọn mua giống theo hình thức này nông hộ còn được theo dõi tất cả các quá trình chiết ghép giống vì vậy nông hộ có thể an tâm hơn về nguồn giống được lấy từ những cây bố mẹ sạch bệnh, chiếm tỉ lệ cao thứ hai là mua cây giống từ ghe giống với tỷ lệ là 50%. Đây là hình thức mua giống thuận tiện và dễ dàng nhất, vì vậy được nhiều nông hộ chọn mua, đặc biệt là những hộ có diện tích đất canh tác ít chọn mua, và những hộ mua giống thêm để trồng dặm vào những vị trí những cây mua ở lần mua giống trước bị bệnh hoặc kém phát triển.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng giống cây trồng nhiều nông hộ đã chọn hình thức tự ươm giống, qua hình thức này nông hộ có thể làm chủ được toàn bộ quá trình chiết ghép cây con, tuy nhiên do thiếu kinh nghiệm trồng ghép cây con nên việc tự sản xuất giống của nông hộ còn nhiều hạn chế, hình thức này chiếm 4%.

Tỷ lệ hao hụt giống mua tại cơ sở sản xuất giống là thấp nhất với tỷ lệ hao hụt trung bình là 5,7%, đứng thứ hai là nguồn giống do nông hộ tự sản xuất, tuy quá trình ghép giống có tỷ lệ hao hụt rất cao (do nông hộ không có kinh nghiệm trong việc sản xuất giống) nhưng tỷ lệ hao hụt khi trồng chỉ có 9,3% và cao nhất là giống mua từ ghe giống có tỷ lệ hao hụt là 10,9%.

Nguyên nhân gây hao hụt chủ yếu là do sâu bệnh gây hại, cây giống yếu, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, kỹ thuật chăm sóc của chủ vườn và một số nguyên nhân khác như cách xuống giống, vận chuyển, động vật,... Chi tiết về nguyên nhân gây hao hụt được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 4.9: Nguyên nhân hao hụt

Chỉ tiêu Tần số Tỷ lệ (%)

Sâu bệnh hại 27 54

Cây giống yếu 18 36

Kỹ thuật chăm sóc kém 13 26

Điều kiện tự nhiên 12 24

Khác 9 18

(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)

Qua bảng 4.9 cho thấy nguyên nhân gây hao hụt cam sành cao nhất là sâu bệnh hại với tỷ lệ là 54%, thứ hai là do chất lượng của cây giống kém

(chiếm 36%), kỹ thuật chăm sóc kém (chiếm 26%), điều kiện tự nhiên không thuận lợi (chiếm 24%) và thấp nhất là những nguyên nhân khác như: cây giống bị tổn thương trong quá trình vận chuyển (gãy rễ cái), bị động vật đào xới (chó, gà, vịt, chuột,…), do cách xuống giống nông hộ không đúng làm cây bị gãy ở mắc ghép (chiếm 18%).

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)