Diện tích đất canh tác nông nghiệp và cam sành

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 41)

Qua khảo sát thực tế trên địa bàn thì diện tích đất trồng cam sành của nông hộ là đất gia đình và đất thuê trong đó chủ yếu vẫn là đất gia đình, những hộ có diện tích đất từ 6.000 m2 trở lại thì sử dụng đất, những hộ có diện tích

66% 32%

2%

sau đó từ 4 – 5 năm, sau khi trồng cam bằng đất nhà có hiệu quả nông hộ đã thuê thêm đất để trồng.

Bảng 4.6: Thông tin về diện tích đất canh tác của nông hộ

Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Diện tích đất sản xuất nông nghiệp (1000m2) 2 70 12,1 11,0 Diện tích đất trồng cam (1000m2) 2 70 10,7 10,5 Tỷ lệ đất trồng cam sành (%) 28,6 100 89,7 -

(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)

Qua bảng 4.6 cho thấy diện tích đất canh tác nông nghiệp trung bình của nông hộ tại địa phương là tương đối cao với diện tích trung bình là 12,1 công (1000m2) với diện tích nhỏ nhất là 2 công/hộ và cao nhất là 70 công/hộ. Diện tích đất trồng cam sành cũng tương đối cao với diện tích trung bình là 10,7 công/hộ, diện tích nhỏ nhất là 2 công/hộ và cao nhất là 70 công/hộ.

Tỷ lệ đất trồng cam trên tổng diện tích canh tác nông nghiệp trung bình là 89,7% với tỉ lệ thấp nhất là 28,6% và cao nhất là 100%. Qua đó cho thấy mức độ quan tâm đến cam sành của nông hộ tại địa phương là rất cao và khả năng mở rộng diện tích đất canh tác cam sành trên địa bàn là rất lớn nếu có những chủ trương, chính sách phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn một số nông hộ do chưa nắm chắc thành công trong việc sản xuất cam sành nên chưa chuyển hết diện tích đất canh tác sang trồng cam, một số hộ thì diện tích đất còn lại đang canh tác cây trồng lâu năm khác không thể chuyển sang trồng cam như: dừa, măng cụt, sầu riêng, nhãn,…

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 41)