Phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành huyện

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 76)

Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Bảng 4.29: Các tỷ số tài chính ứng với những tỷ lệ chiết khấu khác nhau Tỷ lệ chiết

khấu (%)

Giá trị hiện tại ròng (đồng/công)

Tỷ suất lợi ích–chi phí (lần)

Thời gian hoàn vốn (năm) 8 81.472.936 1,99 5 10 71.338.523 1,94 5 12 62.451.955 1,89 5 14 54.641.371 1,84 5 16 47.761.159 1,78 5

Tỷ suất sinh lợi nôi bộ (%) 49,915

(Nguồn : Tính toán từ số liệu điều tra, 2013)

Số liệu tính toán trong bảng 4.29 thể hiện:

- Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Với lãi suất chiết khấu từ 8% - 16% thì giá trị hiện tại ròng đều lớn hơn 0, từ đó cho thấy việc đầu tư vào trồng cam sành là có hiệu quả. Với mức lãi suất chiết khấu từ 8% - 16% thì giá trị hiện tại ròng dao động từ 81.472.936 đồng/công xuống 47.761.159 đồng/công cho thấy hiệu quả của việc sản xuất cam sành là rất cao. Tỷ lệ chiết khấu càng cao thì NPV càng nhỏ.

- Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR)

Với tỷ lệ chiết khấu 49,915% thì giá trị NPV sẽ bằng 0, so với lãi suất ngân hàng và tỷ lệ lạm phát thì tỷ suất sinh lời nội bộ của sản xuất cam sành rất cao. Xét về mặt tài chính thì đầu tư vào cam sành có mức rủi ro tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu xét về mặt kỹ thuật thì đầu tư vào cam sành có rủi ro rất cao do dịch bệnh vàng lá phát triển mạnh nên cam sành rất dễ bị mắc bệnh vàng greening và vàng lá thối rễ gây mất năng suất và chất lượng trái nghiêm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông hộ.

- Tỷ suất lợi ích – chi phí (BCR)

Tương ứng với các giá trị NPV > 0, với lãi suất chiết khấu từ 8% - 16% thì chỉ số BCR đều lớn hơn 1. Cụ thể, khi tỷ lệ chiết khấu là 8% thì tỷ suất lợi ích – chi phí của cam sành là 1,99. Như vậy, ứng với 1 triệu đồng chi phí bỏ ra thì nông dân sẽ có được 1,99 triệu đồng doanh thu. Giá trị BCR giảm khi tỷ lệ chiết khấu tăng. Tương tự, với tỷ lệ chiết khấu là 12% thì với 1 triệu đồng chi phí bỏ ra thì nông dân sẽ có được 1,89 triệu đồng doanh thu và khi tỷ lệ chiết khấu là 16% thì với 1 triệu đồng chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu về 1,78 triệu đồng doanh thu.

- Thời gian hoàn vốn

Với giả định vòng đời kinh tế của cam sành là 10 năm (từ năm 0 đến năm thứ chín) thì thời gian hoàn vốn có chiết khấu ứng với tỷ suất chiết khấu từ 8% - 16% thì sau 5 năm hộ sẽ thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu – sau ba lần thu hoạch. Do hiện nay cây cam sành tại địa phương đang gặp phải dịch bệnh nên nông hộ trên địa bàn huyện Trà Ôn chủ yếu sản xuất cam theo hướng nhanh (nông hộ còn gọi là “mì ăn liền”) tức là không để thời gian cây không mang trái kéo dài mà bắt đầu cho cây mang trái khi cây có khả năng (cây được 20 đến 24 tháng tuổi). (xem phụ lục 2.1, 2.2).

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 76)