Kỹ thuật trồng và chăm sóc

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 34)

- Thời vụ trồng: thường từ tháng 4 – 6 (đầu mùa mưa) để tiết kiệm công và chi phí tưới cây. Tuy nhiên, đây là khoảng thời gian mà ẩm độ không khí cao dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công vì vậy cần chú ý thăm vườn để kịp thời phun thuốc hóa học phòng ngừa. Phải rãi vôi bột lên líp trước khi trồng ít nhất 30 ngày để tiêu diệt mầm bệnh và hạ phèn, mô trồng phải được chuẩn bị ít nhất 2 tuần. Đất làm mô thường là đất mặt và đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô được đắp cao từ 30 – 46cm và đường kính chân mô từ 80 – 100cm và đỉnh mô

khoảng 40 – 45cm. Giữa mô đào một hố nhỏ, trộn khoảng 20 – 40kg phân chuồng, 1kg phân super lân và 0,5kg vôi. Khi trồng, cho một lớp phân đã trộn sẵn vào hố và cho bầu cây vào, bầu cây phải ngang bằng mặt mô và lấp đất lại, tưới nước. Khi trồng nên xoay mắt ghép (nếu là cây ghép) hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau trồng nên cắm cọc giữ chặt cây con để tránh tác động của gió, mưa làm lung lay gốc ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.

- Mực nước trong mương: cam sành rất mẫn cảm với nước, nếu mực nước trong mương quá cao có thể gây úng và thối rễ cây. Vì vậy, cần để mực nước trong mương cách mặt líp 50 – 60cm. Vào mùa mưa, mực nước trong mương thấp nhất là cách mặt líp là 70 – 90cm.

- Phương pháp bón phân: cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, (rãnh sâu 10 – 15cm, rộng 10 – 20cm) cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Khi cây giao tán có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất lại rồi tưới nước. Phân bón lá nên phun 4 – 5 lần/vụ trái ở giai đoạn sau khi đậu trái và giai đoạn trái bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần cách nhau 15 ngày.

- Tạo tán: đây là việc làm cần thiết nhằm tạo cho cây có bộ khung cơ bản, vững chắc từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp. Các bước làm như sau:

+ Từ vị trí mắc ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 40 – 60cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các mầm ngủ và các cành bên phát triển.

+ Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Cành cấp 1 cùng với thân chính tạo thành góc 35 – 400. Từ cành cấp 1 sẽ phát triển các cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2 – 3 cành.

+ Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15 – 30cm và cành này cách cành khác 20 – 25cm và cành cùng cấp 1 tạo thành một góc 30 – 350. Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.

+ Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.

- Tỉa cành: hằng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây:

+ Cành đã mang trái (tỉa ngắn 10 – 15cm).

+ Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái.

+ Cành đan chéo nhau, những cành vượt trong thời gian cây đang mang trái để hạn chế việc cạnh tranh dich dưỡng với trái.

- Sau mỗi lần thu hoạch nên quét vôi vào gốc cây để ngăn chặn sự cư trú của sâu bệnh.

- Tưới cây: lúc mới trồng nên tưới ướt đẫm đất, thực hiện tưới 2 ngày/lần, khi cây tốt trở lại thì tưới 5 ngày /lần, nếu trong điều kiện khô hạn thì tưới 2 – 3 ngày/lần. Thực hiện tưới cây vào khoảng thời gian trước 10 giờ và sau 14 giờ.

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)