Phân tích rủi ro trong sản xuất cam sành

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 77)

Trong nông nghiệp thì mức độ rủi ro trong sản xuất rất cao do sự tác động của các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết, mùa vụ, biến động của thị trường đầu ra,… Đặc biệt đối với cây lâu năm thì mức độ rủi ro tương đối cao hơn so với các loại sản xuất nông nghiệp khác do chu kỳ sản xuất kéo dài, nhất là trong những biến động của thị trường làm ảnh hưởng đến giá cả theo chiều hướng giảm đối với đầu ra và hướng tăng đối với các yếu tố đầu vào,

tiếp phần sau đây sẽ phân tích các biến động của các chỉ tiêu tài chính trong điều kiện giả định thị trường thay đổi như trên.

4.4.3.1 Giá cam sành giảm

Với giả định các chỉ tiêu tài chính được tính với lãi suất chiết khấu là 12%. Theo số liệu tính toán từ bảng 4.30 cho thấy trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi giá cam sành giảm 10% thì chỉ tiêu BCR vẫn lớn hơn 1 hay NPV > 0, điều này thể hiện việc sản xuất cam sành vẫn có hiệu quả, tuy nhiên giá trị NPV đã giảm từ 62.451.955 đồng xuống còn 49.178.485 đồng, BCR giảm từ 1,89 xuống còn 1,70. Tức là với 1 triệu đồng chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu lại 1,70 triệu đồng. Trong trường hợp giá bán cam giảm 48% thì NPV sẽ nhỏ hơn 0 (âm 1.260.701 đồng), BCR < 1 (0,98 lần) tức là với một triệu đồng chi phí bỏ ra nông hộ chỉ thu lại được 980.000 đồng doanh thu, lúc này việc sản xuất cam sành không còn đạt hiệu quả nữa.

Bảng 4.30: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 12% khi giám cam sành giảm

Mức biến động giá bán cam sành (%)

Giá trị hiện tại ròng (đồng/công) Tỷ suất lợi ích - chi phí (lần) Thời gian hoàn vốn Tỷ lệ sinh lời nội bộ (%) 0 62.451.955 1,89 5 49,915 - 10 49.178.485 1,70 5 44,146 - 20 35.905.015 1,51 5 37,579 - 30 22.631.545 1,32 6 29,886 - 40 9.358.075 1,13 6 20,443 - 48 (1.260.701) 0,98 7 10,687

(Nguồn : Tính toán từ số liệu điều tra, 2013)

Thời gian hoàn vốn cũng bị ảnh hưởng bởi giá đầu ra của cam sành, khi giá cam giảm 20% thì thời gian hoàn vốn vẫn là 5 năm, khi giá cam giảm 30% và 40% thì thời gian hoàn vốn là 6 năm, khi giá cam giảm 48% thì khi đầu tư vào cam sành nông hộ sẽ thu lỗ.

Qua kết quả tính toán cho thấy khả năng chịu đựng rủi ro của cam sành đối với giá đầu ra là tương đối cao. (xem phụ lục 2.3)

4.4.3.2 Giá cả đầu vào tăng

Trong sản xuất nông nghiệp thì giá cả phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu và các khoản chi phí khác ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất của nông

hộ, vì vậy cần thiết phải phân tích biến động của các chỉ tiêu tài chính tương ứng với mức giá đầu vào thay đổi.

Với tỷ lệ chiết khấu là 12% thì khi giá trung bình của các yếu tố đầu vào tăng lên 10% thì NPV vẫn lớn hơn 0 và BCR vẫn lớn hơn 1. Tuy nhiên, giá trị NPV đã giảm từ 62.451.955 đồng xuống còn 55.423.680 đồng, BCR giảm từ 1,89 lần xuống còn 1,72 lần, tức là với 1 triệu chi phí bỏ ra nông hộ thu lại được 1,78 đồng doanh thu.

Bảng 4.31: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 12% khi giám các yếu tố đầu vào tăng.

Mức biến động giá cả đầu vào (%)

Giá trị hiện tại ròng (đồng/công) Tỷ suất lợi ích- chi phí (lần) Thời gian hoàn vốn Tỷ lệ sinh lời nội bộ (%) 0 62.451.955 1,89 5 49,915 + 10 55.423.680 1,72 5 44,699 + 20 48.395.406 1,57 5 39,873 + 40 34.338.857 1,35 6 31,072 + 70 13.254.034 1,11 7 19,165 + 90 (802.515) 0,99 7 11,566

(Nguồn : Tính toán từ số liệu điều tra, 2013)

Qua bảng 4.31 cho thấy độ nhạy cảm của cam sành đối với những biến động tăng giá của các yếu tố đầu vào là rất thấp, khi giá phân bón tăng đến 90% thì NPV mới nhỏ hơn 0 (NPV = âm 802.515 đồng) và BCR < 1 (0,99 lần). (xem phụ lục 2.4)

4.4.3.3 Năng suất cam sành giảm

Trong sản xuất cam sành, khó khăn lớn nhất của các nhà vườn là dịch bệnh, thời tiết, thất bại trong xử lý ra hoa làm ảnh hưởng đến năng suất của cây. Trong sản xuất cam sành tại huyện Trà Ôn thì tổng doanh thu của nông hộ có được thông qua doanh thu từ cam thương phẩm, cam rụng. Trong đó cam thương phẩm đóng góp trung bình khoảng 97,83% tổng doanh thu của nông hộ vì vậy khi năng suất biến động giảm 10% thì doanh thu sẽ giảm 9,783%. Cụ thể, với tỷ lệ chiết khấu là 12% thì khi năng suất cam sành giảm 10% thì giá trị hiện tại ròng của dòng tiền là 49.466.519 đồng/công, BCR là

triệu đồng chi phí bỏ ra nông hộ sẽ thu lại 1,52 triệu đồng doanh thu. Và thời gian hoàn vốn là 6 năm.

Bảng 4.32: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 12% khi năng suất cam giảm.

Mức biến động năng suất.

Giá trị hiện tại ròng (đồng/công) Tỷ suất lợi ích- chi phí (lần) Thời gian hoàn vốn Tỷ lệ sinh lời nội bộ (%) 0 62.451.955 1,89 5 49,915 - 10 49.466.519 1,70 5 44,279 - 20 36.481.083 1,52 6 37,884 - 40 10.510.212 1,15 6 21,359 - 49 (1.176.680) 0,98 7 10,777

(Nguồn : Tính toán từ số liệu điều tra, 2013)

Bảng 4.32 thể hiện khi năng suất giảm 49% thì NPV là âm 1.176.680 đồng/công, nhỏ hơn 0 và BCR bằng 0,98 (BCR < 1), khi đó việc sản xuất cam sành của nông hộ sẽ không còn đạt hiệu quả nữa. Như vậy, có thể thấy các tỷ số tài chính của sản xuất cam sành không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố năng suất. Tuy nhiên trên thực tế thì khi cam sành bị mắc bệnh vàng lá Greening và vàng lá thối rễ thì làm cho năng suất và chất lượng, phẩm chất của trái giảm rất nhiều, năng suất giảm từ 30% - 40%, phẩm chất trái cũng giảm làm cho cam loại II, loại III tăng lên khiến cho giá bán giảm từ 10% - 20%. Khi trường hợp này xảy ra thì nông hộ sẽ bị thiệt hại rất nhiều.

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)