Số năm thu hoạch ổn định giảm

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 80)

Vòng đời kinh tế là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất thông qua các chỉ tiêu tài chính biến động theo sự thay đổi vòng đời kinh tế của cây, do việc khai thác không hợp lý, lạm dụng thuốc BVTV nhằm kích thích tăng trưởng, xử lý nghịch mùa dẫn đến làm giảm khả năng chống chịu của cây, từ đó dịch bệnh dễ bùng phát và lây lan, điển hình là hiện nay cam sành tại địa phương đang bị dịch bệnh vàng lá Greening và vàng lá thối rễ làm ảnh hưởng đến vòng đời của cây, làm cho thời gian suy thoái của cam sành đến sớm hơn. Nếu trong giai đoạn cây đang cho trái ổn định mà dịch bệnh bùng phát thì sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh tế của hộ do giai đoạn này là giai đoạn nông hộ có nhiều doanh thu nhất (doanh thu trong giai đoạn này có thể được xem là doanh thu chính của cả chu kì sản xuất cam sành). Nếu dịch bệnh bùng phát không những sẽ làm giảm doanh thu của năm hiện tại mà còn làm cho những năm sau đó trong giai đoạn này giảm đi đáng

kể, khi đó vườn cam của nông hộ sẽ chuyển đến giai đoạn doanh thu thấp. Nhưng do đề tài còn thiếu thông tin về doanh thu của những vườn cam mắc dịch bệnh vì vậy đề tài giả định doanh thu của những vườn cam bị bệnh bằng với doanh thu trong giai đoạn IV.

Bảng 4.33: Biến động của các chỉ tiêu tài chính ứng với tỷ lệ chiết khấu 12% khi số năm thu hoạch ổn định giảm.

Vòng đời thay đổi Giá trị hiện tại ròng (đồng/công) Tỷ suất lợi ích- chi phí (lần) Thời gian hoàn vốn Tỷ lệ sinh lời nội bộ (%)

Không thay đổi 62.451.955 1,89 5 49,915

Giảm 1 năm 39.267.156 1,63 5 42,834

Giảm 2 năm 13.300.182 1,25 5 27,164

Giảm 3 năm (15.782.829) 0,64 - -

Qua bảng 4.33 cho thấy nếu số năm thu hoạch ổn định giảm 1 năm thì giá trị NPV là 39.267.156 đồng/công, BCR là 1,63 lần và thời gian hoàn vốn là 5 năm. Nhưng khi số năm thu hoạch ổn định giảm 3 năm thì giá trị NPV < 0, giảm xuống thành âm 15.782.829 đồng/công và BCR < 1 bằng 0,64 lần và không thể hoàn vốn. Qua đó cho thấy độ nhạy cảm của các chỉ tiêu tài chính của cam sành với số năm thu hoạch ổn định là rất lớn vì trong quá trình trồng cam, năng suất trong khoảng thời gian này là rất lớn. (xem phụ lục 2.5)

Kết luận chung: Dựa vào các kết quả tính toán về sự thay đổi của các chỉ tiêu tài chính của sản xuất cam với sự biến động về giá bán, năng suất, giá cả các yếu tố đầu vào và chu kỳ kinh tế của cây cam cho thấy, các chỉ số tài chính có độ nhạy cảm không cao đối với sự biến động về giá, năng suất và giá các yếu tố đầu vào, trong biến động giảm về giá bán và năng suất từ 50% trở lên thì các yếu tố tài chính mới bị ảnh hưởng, lúc đó NPV < 0 và BCR <1, sự biến động tăng của các yếu tố đầu vào phải tăng lên hơn 100% thì NPV < 0 và BCR < 1. Tuy nhiên, sự biến động của các chỉ tiêu tài chính của việc trồng cam lại rất nhạy cảm với sự thay đổi chu kỳ kinh tế của cây cam nhất là sự thay đổi trong giai đoạn cây cho năng suất ổn định. Nếu thời gian thu hoạch ổn định giảm đi 3 năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nông hộ do NPV < 0 và BCR < 1 do trong giai đoạn này doanh thu từ cam sành là lớn nhất do cam cho trái nhiều nhất trong giai đoạn này.

và vàng lá thối rễ là bệnh rất khó trị vì vậy một khi vườn cam đã mắc bệnh thì sẽ không thể hồi phục được sẽ gây tổn thất rất lớn đối với sản xuất của nông hộ.

Có thể kết luận cam sành là loại cây có giá trị kinh tế cao, vì vậy khi đầu tư vào cam sành thì nông hộ có thể an tâm trước những thay đổi của giá bán, năng suất và các yếu tố đầu vào. Nhưng nếu vườn cam mắc bệnh vàng là Greening và vàng lá thối rễ (dịch bệnh phổ biến hoành hành nhiều vườn cam trên địa bàn huyện Trà Ôn nói riêng và cả ĐBSCL nói chung) thì rủi ro sẽ rất cao vì vậy nông hộ cần cẩn trọng khi đầu tư vào cam sành.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)