Theo kết quả khảo sát từ 50 hộ dân trồng cam sành thì thời gian bắt đầu cho trái của cam sành là từ 18 – 24 tháng sau khi trồng, tùy thuộc vào thời điểm trồng và thời điểm của vụ nghịch. Như vậy, trong giai đoạn II có đến hai lần nông hộ có doanh thu là vào năm 3 và năm 4, trong đó doanh trong năm ba (cam sành cho trái chiến) rất thấp, do cây cam còn nhỏ và là lần đầu cho trái nên nông hộ không để trái nhiều. Vào đầu năm 3 năng suất cam sành tăng lên đáng kể do cây cam đã phát triển hoàn thiện về thân, cành nên năng suất cao hơn.
Ngoài doanh thu từ việc bán cam thương phẩm nông hộ còn có nguồn thu nhập khác từ việc cam rụng, tuy giá bán không cao nhưng hai nguồn thu này cũng góp một phần ít vào doanh thu của nông hộ.
a. Doanh thu năm thứ 3 (trái chiến)
- Về năng suất
Trong đợt thu trái này cam sành còn nhỏ vì vậy năng suất rất thấp, năng suất bình quân là 753,8 kg/công, hộ có năng suất thấp nhất là 507 kg/công, năng suất cao nhất là 1.003 kg/công (bảng 4.22). Có sự chênh lệch rất lớn về năng suất của các hộ, nguyên nhân chính là do độ tuổi của cây lúc cho trái, do thời điểm bắt đầu trồng cam sành của các nông hộ không đồng loạt nhưng đến khi cho trái thì lại tập trung cho trái vào mùa nghịch vì vậy lúc có trái cây sẽ có độ tuổi khác nhau và thân, cành phát triển khác nhau làm cho năng suất của nông hộ chênh lệch, nguyên nhân tiếp theo là do kỹ thuật của nông hộ, hộ có kỹ thuật canh tác hay sẽ thu hoạch được nhiều hơn và ngược lại.
Bảng 4.22: Doanh thu của cam sành năm thứ 3 trong giai đoạn II
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năng suất
(kg/công) 507 1.003 753,8 148,5
Giá bán
(đồng/kg) 7.090 10.711 8.743 1.074 Doanh thu cam
thương phẩm 3.857.000 9.818.000 6.590.960 1.602.798 Doanh thu phụ
phẩm 77.064 251.076 148.908 39.530 Tổng 4.002.139 9.978.672 6.739.868 1.617.846
(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)
- Về giá bán và doanh thu
Năm ba là thời điểm cam sành có trái lần đầu tiên vì vậy tỷ lệ trái lớn rất nhiều, nhưng do trái chiến nên chất lượng trái không cao, vỏ trái không đẹp nên giá bán không được cao so vo với cam già cùng thời điểm.
Qua bảng 4.22 cho thấy giá bán cam trong năm thứ ba trung bình là 8.743 đồng/kg, giá bán thấp nhất là 7.090 đồng/kg và cao nhất là 10.711 đồng/kg. Giá cam của từng nông hộ khác nhau do tỷ lệ giữa cam đẹp và cam xấu quyết định. Doanh thu trong năm 3 trung bình 6.590.960 đồng/công, doanh thu thấp nhất là 3.857.000 đồng/công, cao nhất là 9.818.000 đồng/công, có sự chênh lệch rất lớn về doanh thu giữa các hộ được khảo sát, nguyên nhân là do năng suất và giá bán chênh lệch giữa các hộ.
- Về phụ phẩm
Cam rụng là phụ phẩm của quá trình sản xuất cam sành, cam rụng là cam thương phẩm nhưng do nông hộ không thu hoạch kịp thời nên những trái cam này bị rơi xuống đất, bị rụng cuốn và vỡ các túi tinh dầu bên trên mặt vỏ nông hộ gọi là “dập the” làm ảnh hưởng đến chất lượng quả và quá trình bảo quản sau này nên được thu mua với giá thấp hơn nhiều lần so với cam thương phẩm. Giá bán cam rụng trung bình của các nông hộ vào khoảng 2.500
Số liệu trong bảng 4.22 cho thấy, doanh thu cam rụng trong năm thứ ba trung bình là 148.908 đồng/công, hộ có doanh thu thấp nhất là 77.064 đồng/công, hộ cao nhất là 251.076 đồng/công, doanh thu cam rụng trong giai đoạn này tương đôi thấp do sức cây còn rất tốt nên tình trạng rụng trái ít xảy ra, nếu có rụng thì chỉ do các nguyên nhân cơ học như: tác động của con người, động vật, gió thổi và do nông hộ neo trái chờ giá quá lâu.
- Tổng doanh thu năm thứ 3
Tổng doanh thu năm thứ ba trung bình của các hộ là 6.739.868 đồng/công, hộ có tổng doanh thu thấp nhất là 4.002.139 đồng/công và cao nhất là 9.978.672 đồng/công (số liệu bảng 4.22), doanh thu trong năm này rất thấp.
b. Doanh thu năm thứ tư
- Về năng suất
Năng suất trung bình của các hộ trong năm thứ tư là 2.386,8 kg/công, hộ có năng suất thấp nhất là 2.021 kg/công, hộ có năng suất cao nhất là 2.713 kg/công (số liệu bảng 4.23). Năng suất trong năm thứ tư tăng rất nhiều so với năm thứ ba do cây cam lớn hơn nên cho trái nhiều hơn. Ngoài ra năng suất giữa các hộ còn có sự chênh lệch lớn, nguyên nhân là do kỹ thuật canh tác và hiểu quả xử lý ra hoa của nông hộ.
Bảng 4.23: Doanh thu năm thứ tư trong giai đoạn II
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Năng suất
(kg/công) 2.021 2.713 2.386,8 178,7 Giá bán
(đồng/kg) 8.320 11.310 10.023 672 Doanh thu cam
thương phẩm 17.181.000 29.139.000 23.923.560 2.619.344 Doanh thu phụ
phẩm 308.263 930.969 551.584 147.238 Tổng 17.516.395 29.584.354 24.475.144 2.631.978
- Về giá bán và doanh thu
Giá bán trung bình trong năm thứ tư của các hộ là 10.023 đồng/kg, hộ có giá bán thấp nhất là 8.320 đồng/kg và cao nhất là 11.310 đồng/kg. Trong giai
đoạn này trái cam vẫn còn chưa đẹp lắm vì vậy giá bán vẫn thấp, tuy nhiên giá bán đã cao hơn giá bán trung bình trong năm thứ ba do chất lượng trái tăng và giá thị trường tăng. Giá bán giữa các hộ vẫn có sự chênh lệch cao, nguyên nhân là do khác biệt về nơi bán, thời điểm bán, tỷ lệ từng loại cam của hộ. Doanh thu trung bình của các nông hộ trong vụ này là 23.923.560 đồng/công, doanh thu của hộ thấp nhất là 17.181.000 đồng/công và hộ cao nhất là 29.139.000 đồng/công. Doanh thu giữa các hộ vẫn chênh lệch lớn, nguyên nhân là do sự chênh lệch về giá bán và năng suất giữa các hộ. (số liệu bảng 4.23)
- Về phụ phẩm
Số liệu trong bảng 4.23 cho thấy doanh thu từ cam rụng trong năm thứ tư trung bình của các hộ tăng lên 551.584 đồng/công, hộ có doanh thu thấp nhất là 308.263 đồng/công, cao nhất là 930.969 đồng/công do trong giai đoạn này cam ra nhiều trái hơn và sức cây có phần giảm sút so với năm 3 nên cam bị rụng nhiều hơn làm tăng số lượng cam rụng lên.
- Tổng doanh thu năm thứ 4
Qua bảng 4.23 cho thấy tổng doanh thu của năm thứ tư đã tăng lên rất nhiều so với năm thứ ba nguyên nhân là do nguồn doanh thu từ cam thương phẩm trong năm thứ tư tăng cao nhờ năng suất tăng, ngoài ra chênh lệch về doanh thu giữa các hộ rất lớn, nguyên nhân chủ yếu gây sự chênh lệch này vẫn là do chênh lệch năng suất và giá bán của các hộ với nhau. Tổng doanh thu năm thứ tư trung bình của các hộ là 24.475.144 đồng/công, hộ có tổng doanh thấp nhất là 17.516.395 đồng/công, cao nhất là 29.584.354 đồng/công.
4.3.3 Các khoản chi phí và doanh thu trong sản xuất cam sành giai đoạn III (từ năm thứ năm đến hết năm thứ bảy) đoạn III (từ năm thứ năm đến hết năm thứ bảy)
Trong gia đoạn này cam sành đã phát triển hoàn chỉnh thân, cành vì vậy năng suất trong giai đoạn này rất là cao và ổn định nhất. Các khoản chi phí và doanh thu trong giai đoạn này tương đối giống nhau và đề tài cũng gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu qua từng năm vì vậy đề tài giả định chi phí và doanh thu trung bình trong năm thứ năm, thứ sáu, thứ bảy là như nhau.
Bảng 4.24: Các khoản chi phí trong sản xuất cam sành trong giai đoạn III ĐVT: đồng/1000m2/năm Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Phân bón 7.393.701 10.364.865 8.961.316 679.389 Thuốc BVTV 1.354.627 3.098.137 2.336.097 407.104 Chi phí lao động 3.471.883 5.933.916 4.808.239 532.357 Nhiên liệu 330.828 982.795 643.201 140.156 Chi phí vật liệu treo trái 944.307 1.308.184 1.112.681 99.928 Chi phí khác 318.000 551.000 428.660 54.446 Tổng chi phí 15.788.592 20.439.953 18.290.195 992.424
(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)