Chi phí hàng năm giai đoạn II

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 59)

Trong giai đoạn này cây cam sành đang phát triển thân, cành tương đối hoàn thiện và chuẩn bị cho thu hoạch vụ cam đầu tiên, trong giai đoạn này tất cả các khoản chi phí đều tăng do cây cam lớn hơn và cũng cần được chăm sóc nhiều hơn, nhu cầu về phân bón cũng nhiều hơn. Giai đoạn này kéo dài 2 năm tuy nhiên do trong giai đoạn này các khoản chi phí trồng cam sành mỗi năm tương đối bằng nhau do nhu cầu về phân bón cũng như chu kỳ phun xịt thuốc trừ sâu của nông hộ là như nhau nên giả định chi phí trong 2 năm là như nhau Bảng 4.19: Chi phí sản xuất cam trong một năm trong giai đoạn II

ĐVT: đồng/1000m2/năm Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Phân bón 4.817.524 11.362.502 7.043.413 1.654.845 Thuốc BVTV 1.177.691 2.603.906 1.994.931 339.993 Chi phí lao động 3.010.000 3.912.731 3.553.297 190.002 Nhiên liệu 232.625 676.431 423.085 84.548 Chi phí vật liệu treo trái 647.112 1.191.410 882.915 136.126 Chi phí khác 126.294 427.000 271.077 67.527

- Chi phí phân bón

Trong gia đoạn này do cây cam vừa phải mang trái vừa phải phát triển thân, cành nên đòi hỏi lượng phân rất lớn vì vậy chi phí phân bón trong này tăng rất nhiều.

Hình 4.4: Cơ cấu chi phí trong sản xuất cam sành giai đoạn II

Qua hình 4.4 cho thấy trong giai đoạn II thứ tự tỷ trọng của các khoản chi phí trong sản xuất cam sành vẫn không thay đổi, cao nhất vẫn là phân bón (chiếm 49,71% tổng chi phí), thứ nhì là chi phí lao động (chiếm 25,08% tổng chi phí), thứ ba là chi phí thuốc BVTV (chiếm 14,08% tổng chi phí), chi phí vật liệu treo trái chiếm 6,23%, chi phí nhiên liệu chiếm 2,99% cuối cùng là chi phí khác chiếm 1,91%.

Qua bảng 4.19 cho thấy chi phí phân bón mà nông hộ sử dụng trung bình là 7.043.413 đồng/công, có sự chênh lệch rất lớn giữa các hộ về chi phí phân bón, với mức thấp nhất là 4.817.524 đồng/công và cao nhất là 11.362.502 đồng/công. Nguyên nhân của sự chênh lệch là đã được giải thích trong giai đoạn I. Ngoài ra, trong giai đoạn này phân bón được sử dụng trong khi cây đang mang trái vì vậy lượng phân bón mà nông hộ sử dụng cho cây cũng tùy thuộc vào lượng trái mà cây đang có làm cho chi phí phân bón giữa các hộ chênh lệch.

Chi phí phân bón trong giai đoạn II vẫn đứng ở mức cao nhất trong các khoản mục chi phí sản xuất cam sành. Tuy nhiên tỷ trọng và chi phí đã tăng lên rất nhiều từ 39,69% trong giai đoạn I lên 49,71% trong giai đoạn II nguyên nhân là do trong giai đoạn II nhu cầu về phân bón của cam sành tăng lên rất nhiều và nông hộ phải sử dụng thêm 2 loại phân bón khác là phân lân và phân kali được sử dụng để xử lý cam sành cho trái nghịch vụ, lượng phân kali mà nông hộ sử dụng tương đối nhỏ nhưng lượng phân lân được sử dụng là rất cao, trung bình là 174,2 kg/công/lần tương đương với 281.968 đồng/công/lần. Phân lân và phân kali chỉ được nông hộ sử dụng một lần duy nhất trong năm để xử lý cho cam ra hoa nghịch vụ. Một nguyên nhân nữa làm cho chi phí phân bón tăng cao là do giá phân bón các loại tăng từ 10 – 15% so với giai đoạn trước.

- Chi phí thuốc BVTV

Qua bảng 4.19 cho thấy thuốc chi phí thuốc BVTV mà nông hộ sử dụng trung bình là 1.992.338 đồng/công (chiếm 14,08% tổng chi phí trong giai đoạn này), chi phí thấp nhất là 1.177.691 đồng/công, cao nhất là 2.603.906 đồng/công, chi phí thuốc BVTV vẫn tiếp tục có sự chênh lệch lớn giữa các nông hộ. Ngoài những nguyên nhân đã nêu ở phần trên thì còn có thêm nguyên nhân khác là do trong giai đoạn này nông hộ phải xử lý cây cam cho trái nghịch vụ vì vậy phải sử dụng thêm các loại thuốc xử lý ra hoa kết hợp với xử lý bằng phân và xiết nước. Tuy nhiên, do trình độ kỹ thuật và điều kiện của từng hộ khác nhau vì vậy có hộ xử lý một lần đã thành công, có hộ phải xư lý đến lần hai hoặc ba mới thành công làm cho chi phí giữa các hộ chênh lệch. Chi phí thuốc BVTV trong giai đoạn này ngoài những loại thuốc đã nêu ở phần trên còn có thêm các loại thuốc xử lý ra hoa nghịch vụ, thuốc trị sâu, bệnh gây hại cho trái, các loại thuốc dưỡng trái cho trái bóng đẹp,… vì vậy chi phí thuốc BVTV đã tăng lên nhiều so với giai đoạn II.

- Chi phí lao động

Chi phí lao động trong giai đoạn II cũng tăng rất nhiều so với giai đoạn I do trong giai đoạn này cây cam lớn hơn nên công việc chăm sóc cũng tốn nhiều thời gian hơn, đặc biệt là trong giai đoạn này nông hộ tốn rất nhiều công lao động để treo trái và chỏi nhánh cam, nguyên nhân là do trong giai đoạn này tuổi của cây cam còn nhỏ nên rất giòn, khi mang trái dễ bị gãy nhánh gây thiệt hại rất nhiều vì vậy nông hộ phải thực hiện treo trái và chỏi nhánh cho cây. Ngoài ra, nông hộ còn sử dụng công lao động để lặt tỉa bỏ trái non để xử

thấp nhất là 3.010.000 đồng/công, chi phí cao nhất là 3.912.731 đồng/công, trong giai đoạn II vẫn có sự chênh lệch về chi phí lao động tuy nhiên sự chênh lệch này tương đối nhỏ.

Bảng 4.20: Chi phí lao động trong sản xuất cam sành giai đoạn II

ĐVT: đồng/1000m2/năm Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn Tỷ trọng (%) Chi phí LĐGĐ 1.252.418 2.536.040 1.916.412 401.273 55,63 Chi phí LĐ thuê 1.066.905 2.489.287 1.636.885 371.671 44,37 Tổng chi phí LĐ 3.010.000 3.912.731 3.553.297 190.002 100,00

(Nguồn: số liệu điều tra, 2013)

+ Chi phí LĐGĐ

Chi phí LĐGĐ vẫn là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí lao động với số ngày công LĐGĐ trung bình là 31,73 ngày/công, thấp nhất là 20,9 ngày/công và cao nhất là 42,3 ngày/công với mức giá được tính cho LĐGĐ là 60.000 đồng/người/ngày thì chi phí LĐGĐ trung bình của những nông hộ tương đương 1.916.412 đồng/công (chiếm 55,63% tổng chi phí lao động).

Cũng như trong giai đoạn I, giai đoạn II nông hộ vẫn thực hiện một số công việc giống như giai đoạn I nhưng ở giai đoạn II nông hộ còn thực hiện lặt trái non và treo trái cho cam. Chi phí LĐGĐ để treo trái trung bình của các hộ là 191.243 đồng/công, hộ thấp nhất là 0 đồng/công và cao nhất là 306.774 đồng/công, chi phí lặt trái non trung bình là 83.702 đồng/công (số liệu bảng 4.20). Hai khoản chi phí này tương đối thấp do trong giai đoạn này cam cho trái chưa nhiều. Trong giai đoạn này do cam lớn nên nhu cầu về phân bón tăng, liều lượng sử dụng thuốc BVTV cũng tăng nhiều làm cho khoảng chi phí lao động để bón phân và phun thuốc BVTV tăng theo. Ngoài ra trong giai đoạn này nông hộ còn phải thực hiện các công việc chăm sóc sau thu hoạch cho vườn cam để đảm bảo năng suất cho vụ sau và phòng chống bệnh tấn công vào các vết cắt trái trên cây.

+ Chi phí lao động thuê

Trong giai đoạn II chi phí LĐ thuê tăng nhiều so với chi phí LĐ thuê trong giai đoạn I do trong giai đoạn này cây cam đòi hỏi phải sử dụng nhiều lao động nhưng nguồn lực lao động của nông hộ bị hạn chế nên phải sử dụng lao động thuê thêm. Thông qua số liệu trong bảng 4.20 cho thấy chi phí lao

động thuê trung bình của các hộ là 1.636.885 đồng/công, hộ có chi phí LĐ thuê thấp nhất là 1.066.905 đồng/công, hộ có chi phí cao nhất là 2.489.287 đồng/công, có sự chênh lệch rất lớn về chi phí LĐ thuê của nông hộ, nguyên nhân là do nguồn lao động của nông hộ hạn chế hoặc diện tích đất sản xuất của hộ nhiều nên phải sử dụng lao động thuê. Vẫn giống như trong giai đoạn I, ở giai đoạn II những công việc nhẹ nhàng, không gấp thì nông hộ sử dụng lao động giai đình là chủ yếu, chỉ sử dụng lao động thuê vào các việc nặng nhọc và những việc có thể gây hại cho sức khoẻ người lao động.

- Chi phí nhiên liệu

Qua bảng 4.19 cho thấy chi phí nhiên liệu trung bình trong sản xuất cam sành giai đoạn II là 423.085 đồng/công, chi phí thấp nhất là 232.625 đồng/công, chi phí cao nhất là 676.431 đồng/công. Trong giai đoạn II, chi phí xăng dầu có tăng hơn so với giai đoạn II tuy nhiên mức tăng nhỏ, nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi, nước thủy triều vào mùa mưa lũ dâng cao hơn trong giai đoạn I làm cho chi phí bơm nước tăng, giá nhiên liệu tăng cũng là nguyên nhân dẫn đến chi phí nhiên liệu trong giai đoạn II tăng.

- Chi phí vật liệu treo trái

Treo trái có thể được xem là một trong những công việc quan trọng nhất trong giai đoạn II, vì treo trái giúp cây mang trái không bị đỗ ngã, gãy cành gây thiệt hại cho nông hộ. Để treo trái nông hộ cần phải mua cây để chỏi nhánh, các loại cây chỏi được nông hộ sử dụng là cây tràm và cây tre với giá mua mỗi cây trung bình là 2.107 đồng/cây, với mỗi cây cam nông hộ phải sử dụng từ 1 – 2 cây chỏi tùy theo mật độ phân tán của trái cam trên cây.

Bảng 4.21: Chi phí vật liệu treo trái giai đoạn II

ĐVT: đồng/1000m2/năm Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Dây 51.500 79.300 64.574 8.767

Cây chỏi 591.712 1.137.510 818.341 137.221 Tổng 647.112 1.191.410 882.915 136.126

các nông hộ, nguyên nhân là do kỹ thuật tỉa cành, kỹ thuật treo trái của nông hộ và năng suất cho trái của vườn cam.

Ngoài chi phí cây chỏi, nông hộ còn phải mua thêm dây để treo trái vào thân cây hoặc cây chỏi để giảm bớt việc sử dụng cây chỏi, chi phí mua dây trung bình của các hộ là 64.574 đồng/công, hộ có chi phí dây thấp nhất là 51.500 đồng/công, hộ có chi phí cao nhất là 79.300 đồng/công. Như vậy tổng chi phí trung bình mà các nông hộ treo trái và chỏi nhánh là 882.915 đồng/công.

- Chi phí khác

Các khoản chi phí khác trong giai đoạn II bao gồm: chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, mua mới một số loại công cụ, dụng cụ mới như: kiềm cắt cuốn cam, đèn pin,.. Chi phí trung bình của các khoản này là 271.077 đồng/công, chi phí thấp nhất là 126.294 đồng/công, cao nhất là 427.000 đồng/công.

Một phần của tài liệu phân tích các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất cam sành của nông hộ huyện trà ôn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)